Hoàn đưa mẹ con vua Đinh sang hàng Tống. Lê Hoàn cương quyết
chối bỏ. Quân dân nhà Lê khẩn trương đóng cọc trên sông Bạch
Đằng làm bãi chướng ngại cản thuyền giặc. Và tổ chức mai phục
trên ải Chi Lăng. Các cửa sông đều có chiến thuyền đóng giữ. Vua
Lê tự làm tướng đi dẹp giặc.
Cầm đầu quân xâm lược là tướng Hầu Nhân Bảo, vốn là quan
coi Ung Châu (Quảng Tây) của Tống.
Mùa xuân, tháng Ba (981), quân xâm lược chia làm hai đường
thuỷ bộ tiến vào nước ta. Quân bộ, từ Ung Châu (Nam Ninh) theo
đường xứ Lạng tiến vào. Cầm đầu cánh quân này là Hầu Nhân
Bảo, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Thôi Lượng… Quân thuỷ, từ
Quảng Châu (Quảng Đông), theo đường biển tiến sang. Cầm đầu
cánh quân này là Lưu Trường, Giả Thực, Vương Soạn…
Trước khi xuất quân, Lê Hoàn hỏi ý kiến các vị sư là những
người có uy tín lớn với Nhà nước và nhân dân lúc bấy giờ. Sư Vạn
Hạnh nói: “Nhà vua đánh Tống chỉ ba bảy hai mươi mốt ngày là
giặc sẽ tan”. Lê Hoàn cùng toàn quân ào ào xuất trận.
Trên mặt trận thuỷ chiến ở sông Bạch Đằng vào những ngày “rét
nàng Bân” đã xảy ra những trận đánh ác liệt. Bạch Đằng sóng cuồn
cuộn… Thuyền vua Ngô năm nào đã nhấn chìm tướng giặc Hoằng
Thao và bè lũ xâm lược Nam Hán. Truyền thống năm xưa lại trỗi
dậy cùng dân quân thời Lê đánh giặc Tống. Thuỷ quân Tống thua
trận, phải lùi về nước, không sao phối hợp được với bộ binh.