NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 202

lễ đền tội” (célébration de pénitence), mở rộng cho tất cả các giám mục và
các dân tộc da đen và dân tộc bản xứ, tại một địa điểm tượng trưng nhất:
nhà thờ lớn Saint Domingue, địa phận Ki tô giáo đầu tiên mà Giáo hoàng đã
lập ra tại châu Mỹ (Le Monde, 21/10/1992). Từ ngày lên nhậm chức Giáo
hoàng đến cuối năm 1993, trong 15 năm, Jean-Paul III đã 61 lần rời nước Ý
và đi viếng thăm 108 nước, nghĩa là quá trên nửa so các nước trên thế giới.
Ông ta sang châu Phi 10 lần (thăm 36 nước), sang châu Mỹ 9 lần (thăm tất
cả các nước, trừ Cuba), sang Ba Lan (Pologne) 4 lần, quê của Jean-Paul II
và sang Pháp. (Le Monde, 18/10/1993)
Phong trào này bắt nguồn từ những võ sĩ yêu nước, biểu hiện tinh thần quốc
gia Trung Quốc bài ngoại, chống Kitô giáo và thiên về chế độ quân chủ.
Đấy là phản ứng của chủ nghĩa bảo thủ Trung Quốc trước hiểm họa xâm lấn
các thế lực ngoại bang. Thoạt tiên, phong trào bài ngoại xuất phát từ một tổ
chức bí mật ở Chan-Tong, là một phong trào chống thể chế quân chủ, mặc
dầu mục tiêu này không được minh xác công khai. Sau khi người cầm đầu
phong trào bị bắt xử tử, các thành viên của “Tổ chức võ sĩ bài ngoại, công
bình và hòa hợp”, đã nêu lên khẩu hiệu chống người ngoại quốc và ủng hộ
chế độ quân chủ. Phong trào của họ mau chóng trở thành một phong trào
đại chúng trong tỉnh Tche-Li. Vào năm 1900, đường lối tuyên truyền của
phong trào quần chúng này đặc biệt chú trọng vào những vụ việc có tính
chất tôn giáo xảy ra giữa Trung Quốc và cường quốc phương Tây. Vụ sát
hại linh mục Chapdelaire, một nhà truyền giáo trong tỉnh Kouang-si (Quảng
Tây) mà nhiệm sở của ông ta trong nội địa Trung Quốc và hoàn toàn bất
hợp pháp, đã tạo cho người Pháp có lý do để liên kết với Anh quốc trong
việc gửi một đạo quân viễn chinh đến Trung Quốc năm 1857. Điều khoản
13 của Hiệp ước Thiên Tân ký kết giữa Trung Quốc và nước Pháp năm
1858, công nhận sự thờ cúng đạo Kitô tại Trung Quốc. Do Thỏa ước Pháp -
Trung ký kết tại Bắc Kinh vào năm 1860, Trung Quốc đã công nhận các cơ
sở tôn giáo và từ thiện của người Công giáo đã bị tịch thu trong thời kỳ
ngược đãi những tín đồ Kitô giáo, sẽ được hoàn trả lại cho chủ sở hữu, qua
trung gian của vị công sứ Pháp tại Trung Quốc. Từ điều khoản này, các nhà
truyền giáo, làm thông dịch cho nam tước Gros, đại sứ Pháp tại Trung Quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.