NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 203

và với sự không hay biết của vị này, đã tự tiện thêm vào đoạn tiếp sau vào
bản văn tiếng Trung Quốc: “...Ngoài ra còn cho phép các nhà truyền giáo
Pháp thuê, mua đất đai trong các tỉnh và dựng lên các nhà cửa, tùy theo sở
thích”. Vì rằng chỉ có văn bản tiếng Pháp của hiệp ước mới có giá trị thực
tế, điều khoản này được đưa vào một cách không chính đáng, đương nhiên
là không có giá trị. Nhưng mặc dầu vậy, việc này không ngăn cản các nhà
truyền giáo và các chánh phủ nối tiếp nhau ở Pháp từ 1860, dựa vào và thi
hành điều khoản thêm vào ấy. (Paul Boell, “Các hội truyền giáo Ki tô tại
Trung Quốc và đường lối chính trị của Pháp tại Viễn Đông”, Paris, 1899)
Mặc dầu “đoạn thêm vào” này của hiệp ước không có căn bản pháp lý
nhưng Trung Quốc không có phương tiện để dựa vào lợi thế về việc giải
thích đúng đắn hiệp ước này. Sau cùng, họ buộc phải chấp nhận điều đó như
một sự việc đã rồi. Trung Quốc mong muốn trước hết là tránh không để các
nhà truyền giáo xâm nhập sâu vào trong nội địa rồi dẫn đến việc cho họ
hưởng chế độ quyền trị ngoại (dành cho các nhà ngoại giao). Nếu Trung
Quốc dung thứ điều này thì một ngày nào đó các nhà thờ Kitô giáo sẽ trở
thành “một quốc gia trong một quốc gia”. Tại Trung Quốc, các nhà truyền
giáo hành xử như tại một nước bị chiếm đóng, họ có thái độ hung hăng đối
với các nhà chức trách nhà nước và dân chúng địa phương. Họ đã không
chịu khép theo luật lệ và tập quán Trung Quốc, mà những đòi hỏi của họ về
các đặc quyền được minh định trong các hiệp ước và về sự can thiệp của
chánh phủ họ vào những việc có tính chất tôn giáo, đã tạo nên những vấn đề
hệ trọng cho chánh phủ Trung Quốc. Chánh phủ này nhìn thấy sự truyền bá
Kitô giáo là một hiểm họa có thể gây nên sự tan rã của xã hội Khổng giáo
và làm lung lay nền tảng của triều đại. Nóng lòng tìm kiếm ra vài lý do để
mở rộng xâm nhập thêm nữa vào Trung Quốc, để buộc chánh phủ Bắc Kinh
chịu các nhượng bộ, các đặc quyền, đất đai cho thuê mướn, hay chỉ đơn
thuần vì lý do uy thế mà thôi, các cường quốc ngoại bang sẵn sàng can thiệp
vào những vụ việc có tính chất tôn giáo. Vừa đòi hỏi sự can thiệp của các
cường quốc ngoại bang, nhà truyền giáo đưa ra các yêu sách về bồi thường
ngày càng lớn, nhằm ngăn ngừa sự tái diễn các vụ rắc rối. Từ ngày
14/10/1899, linh mục Chanès bị giết tại Pak-Toung (của tỉnh Quảng Đông)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.