quân Tàu đã bị đuổi ra ngoài bờ cõi. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi này,
hoàng đế Trung Quốc phái tướng Mã Viện sang Việt Nam để “lập lại trật
tự”, có nghĩa là lập lại sự chiếm đóng của quân Tàu. Mã Viện đã hoàn thành
nhiệm vụ của ông ta và Việt Nam lại rơi vào tay thống trị của Trung Quốc
trong mười thế kỷ. Trong khoảng thời gian này, nhiều cuộc khởi nghĩa đã
xảy ra nhưng đều bị đàn áp. Và phải đợi đến thế kỷ X mới chấm dứt được
nền đô hộ của Tàu. Với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt, Ngô Quyền đuổi
được quân Tàu ra khỏi nước và lập nên triều đại đầu tiên của đất nước, năm
938. Qua cái đêm trường của lịch sử Việt Nam ấy, người Việt Nam đã học
tập theo con đường Nho giáo. Thoạt tiên, người Việt Nam biết dùng lưỡi
cày kim loại và súc vật để kéo cày, chữ viết, lễ nghi… Sau đó, Việt Nam có
nền tảng chính trị mới, một hệ thống hành chánh hoàn thiện và một bộ máy
quân sự có hiệu lực. Và cứ như vậy, dấn sâu vào con đường Nho giáo, nước
Việt Nam đã biến hóa nhanh chóng và bỏ xa các bộ tộc và các dân tộc khác
của bán đảo Đông Dương. Như vậy, trước khi đi bình định miền Trung bộ
ngày nay (1069) và mở rộng bờ cõi về phương Nam, Việt Nam đã là một
dân tộc có tổ chức khá vững vàng, có một nền văn hóa tiên tiến.
Paul Doumer, “Đông Pháp”, trang 86-87.
Chẳng hạn năm 1899, trên số 11.000.000 của quỹ lương trả cho các công
chức Pháp và Nam (không kể quân đội), riêng các công chức Pháp lãnh
7.500.000 đồng. Năm 1906, tiền lương của họ thu hút hết 1.343.000
đồng/1.735.000 đồng của ngân sách bưu điện, tức 75%. Năm 1913, trên
một quỹ lương 1.000.000 đồng thì 13.000.000 đồng vào tay người Pháp.
Những bản danh sách hội viên “Francsmacons” công bố tại Vichy năm
1940-1941 chỉ ra rằng: dưới nền Đệ tam Cộng hòa, những chức vị quan
trọng ở các nước thuộc địa là dành cho những người đỡ đầu của những nhân
vật có quyền thế. Khoảng 11.000 người Pháp chiếm đỉnh cao của kim tự
tháp quyền lực ở Việt Nam, ví dụ năm 1937. Số liệu thống kê năm đó cho
thấy: những công chức có quyền, những người thuộc ngạch những “người
quản lý các công sở dân sự của Đông Dương” (quan cai trị): 450; công
chính: 567 (trong đó có 166 kỹ sư); y tế: 313 (trong đó có 139 y-bác sĩ);
giáo dục: 590 (trong đó một phần lớn nằm trong các trường học Pháp).