đầu tiên của nó, 30 năm trước, trường Đại học Bologne (Ý Đại Lợi) và 80
năm trước trường Đại học Paris Sorbonne (Pháp). Chính là dưới triều đại
nhà Lý (1009-1225) mà Văn Miếu được sửa sang lại và biến thành một
trường học. Trước là Thái tử con vua, sau đó là con cái của các đại thần, và
chẳng bao lâu thì cả những nho sinh xuất sắc đều được vào học trường học
đầu tiên đó. Trường học này đã trở thành trường Đại học Văn chương và
Khoa học, mang tên “Quốc tử Giám” – tức “Trường Quốc học dành cho các
con của hoàng gia”. Một trong những “Quốc tử” lỗi lạc nhất là tướng Lý
Thường Kiệt, người đã chiến thắng oanh liệt quân xâm lược nhà Tống,
Trung Quốc, ở cuối thế kỷ thứ X. Ngày nay, ngôi trường ấy đã trở thành
“Văn Miếu”. Người ta còn thấy bia bằng đá, khắc bằng chữ Hán tên tuổi
những người thi đậu khoa Tiến sĩ. Cái không khí hoan hỉ bao trùm trên lĩnh
vực chánh phủ và tài chính Pháp sau cuộc chiến tranh 1914-1918, đặc biệt
rõ nét trong các giới thực dân Đông Dương. Những nguồn tư bản chính
quốc, bị cái tỷ suất lời của đồng bạc Đông Dương thu hút, đã xô nhau đổ
sang Việt Nam. Do mức độ mau chóng của sự phát triển tư bản chủ nghĩa
đó mà nhiều vấn đề mới được đặt ra ở Đông Dương. Trong những vấn đề
này, giáo dục, bây giờ mang một ý nghĩa cụ thể thiết thực hơn. Người ta
thấy rõ rằng cần phải bảo đảm cho những công ty thuộc địa, cũng như bản
thân chánh phủ, một số tối thiểu cán bộ cấp dưới và một số nhân lực có chất
lượng. Trong một thông tư liên bộ ngày 10/10/1920, Albert Sarraut tuyên
bố: “Giáo dục cần phải có kết quả trước tiên là nâng cao giá trị của nền sản
xuất thuộc địa… Ngoài ra nó phải chọn ra, từ trong đám dân lao động, một
bộ phận ưu tú và đào tạo họ thành những hợp tác, kiểm soát viên, hoặc đốc
công (…) Có một nguyên tắc nền tảng chung và cơ bản cho sự nghiệp giáo
dục của chúng ta: là nền giáo dục bản xứ, trước hết, phải có tính chất thực
tiễn và hiện thực. Trước tiên, cần phải nghĩ đến khía cạnh kinh tế của việc
giáo dục quần chúng, và chính là phải nhằm mục đích cơ bản này mà tập
trung cố gắng chúng ta phát triển rộng rãi một nền một giáo dục tiểu học, kỹ
thuật và chuyên nghiệp.” (Albert trích dẫn, “Đông Dương hôm qua và hôm
nay”.) Chính là phát từ căn cứ này mà chánh phủ thuộc địa Pháp, từ đây đặt
nền tảng cho “ngôi trường của Pháp ở Việt Nam”. Tiếp theo sơ cấp học ba