NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 60

nhau thì lấy nhau, mẹ cha không ngăn cấm. Dân nông nghiệp thờ
thần Đất, thần Mặt Trời (hình ngôi sao giữa mặt trống đồng).

Tính cách con người đã dần dần hun đúc: làm ruộng giữa một

thiên nhiên vừa phong phú vừa khắc nghiệt đã dần dần rèn luyện
người Việt cổ có đức tính kiên gan, bền chí, thông minh và sáng tạo,
song vẫn không kém vẻ hồn nhiên, giản dị.

Một số lượng cực kì phong phú vũ khí đồng thau phát hiện được,

đủ nói lên rằng bấy giờ chiến tranh có tính chất thường xuyên và
quy mô ngày càng lớn. Nước Văn Lang ở vào vị trí tiếp xúc giữa đất
liền và hải đảo, là ngã tư đường của các luồng dân cư và văn hoá
giao lưu. Thuận tiện đấy mà cũng khó khăn đấy. Nhu cầu chống
ngoại xâm
để bảo vệ quê cha đất tổ, bảo vệ cuộc sống riêng đã trở
thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự lớn mạnh nhanh chóng
của xã hội Văn Lang. Con người Việt cổ vừa mới cố sức vươn mình
lên khỏi cuộc sống tự nhiên đầy khó khăn gian khổ giữa rừng rậm,
đồng lầy thì liền đó phải đương đầu với lũ ngoại xâm. Cậu bé làng
Gióng ba năm nằm trên chõng đá “chẳng nói chẳng cười” nhưng vừa
nghe tin có giặc thì đã “vụt lớn lên như thổi”. Gióng ăn liền một lúc
hết:

Bảy nong cơm, ba nong cà,

Uống một hớp nước cạn đà khúc sông.

Và Gióng lên đường ra trận. Theo Gióng đi đánh giặc có người dân

cày đang cầm vồ đập đất, có người câu cá, người đi săn, có cả đoàn
trẻ chăn trâu… Gióng cùng toàn dân đánh giặc, vút roi sắt, quất tre
ngà xuống đầu giặc:

Đứa thì đứt mũi sứt tai

Đứa thì chết nhóc vì gai tre già.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.