NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 94

bán muối, sắt, chúng còn bắt dân phải nộp nhiều của quý vật lạ
như: sừng tê giác, ngà voi, đồi mồi, lông chim bói cá, ngọc trai, san
hô… Chúng lại dùng pháp luật hà khắc để trói buộc người dân và hạn
chế quyền hành các Lạc tướng, khiến người người đều căm giận.

Năm 34, Tô Định sang thay Tích Quang, làm thái thú Giao Chỉ,

càng tàn bạo, tham lam.

Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai chị em ruột con gái nhà Lạc

tướng. Chị là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị sinh ra và lớn lên trong
cảnh cực nhục của người dân nô lệ, hai chị em sớm có lòng yêu nước,
ghét giặc. Mồ côi cha, nhưng hai chị em được mẹ là bà Man Thiện,
cháu chắt bên ngoại vua Hùng, hết lòng dạy dỗ. Cả hai lại được ông
Đỗ Năng Tế là một tướng giỏi, người cùng quê, đến dạy võ nghệ.
Trưng Trắc, Trưng Nhị càng nung nấu ý chí đấu tranh, ra sức
luyện tập, liên kết với nhiều thủ lĩnh địa phương, chiêu mộ nghĩa
quân.

Biết tiếng Trưng Trắc là người tài đức, nhiều người đến hỏi

làm vợ nhưng bà đều từ chối. Bà không muốn sống một cuộc đời
tầm thường.

Vốn ta rắp ý từ lâu

Được người hào kiệt cùng nhau vẫy vùng.

Lúc đó, ở vùng Chu Diên (dọc sông Đáy, Hà Tây) có người tên là

Thi Sách, con trai một Lạc tướng, cũng là một thanh niên tài trí. Nghe
tiếng Trưng Trắc, Thi Sách tìm đến gặp, để cùng nhau mưu việc
lớn. Sau, vì trọng tài mến đức, hai người đã cùng nhau kết nghĩa vợ
chồng.

Được tin mật báo về cuộc vận động khởi nghĩa của hai gia đình

Lạc tướng, Tô Định đùng đùng nổi giận. Nhưng vốn xảo quyệt, y nén

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.