lòng làm ra vẻ không hay. Theo lệ thường, y cho người mời Thi Sách
đến gặp rồi trở mặt, thét quân bắt giết Thi Sách.
Đã sâu nợ nước, lại nặng thù nhà, đến mùa xuân năm 40, Hai Bà
Trưng lập đàn thề trên cửa sông Hát, truyền lệnh khởi nghĩa. Rời
bành voi chiến, bước lên đàn thề, Trưng Trắc nén nỗi buồn riêng,
không mặc đồ tang. Tướng lĩnh có người hỏi, bà trả lời:
- Đang khi cự giặc, việc quân cốt phải cho nghiêm chỉnh. Mặc đồ
tang ra trận thì còn gì là quân uy nữa!
Trong võ phục oai nghiêm, nữ tướng Trưng Trắc dõng dạc cất
lên “bốn lời thề” nổi tiếng mà sử ca dân gian ngày nay còn ghi lại:
Một, xin rửa sạch nước thù
Hai, xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba, kẻo oan ức lòng chồng
Bốn, xin vẹn vẹn sở công lênh này.
(Thiên Nam ngữ lục)
Cả rừng người rung chuyển, gươm giáo giơ lên theo lời thề vang
dội một vùng trời. Lời kêu gọi diệt giặc cứu nước của Hai Bà như
tiếng sấm vang truyền. Người yêu nước từ khắp nơi rầm rập kéo
về Mê Linh tụ nghĩa. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở các địa
phương.
Mùa xuân năm 40: xuân khởi nghĩa toàn dân mà sử Đông Hán
buộc phải ghi nhận là cả nước Âu Lạc đã “nhất tề nổi dậy”. Anh
hùng hào kiệt bốn phương tập hợp dưới cờ của Hai Bà như Đỗ Năng
Tế, ông Đống, ông Nà, Nguyễn Tam Chinh, Hoàng Đạo, Chu
Thước, Đông Dương… và đặc biệt có nhiều tướng lĩnh lại là phụ nữ: