NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 204

“Hồi ký và tư liệu châu Á”: tập 28, trang 151-154.
Phạm Văn Sơn dẫn trong bài “Nguyên nhân sâu xa của những cuộc nổi
loạn dưới thời Tự Đức”, tạp chí Sử Địa, Sài Gòn 1966, trang 93.
Chính vào ngày Canh Dần, tháng 2 Thánh (Thần?) Võ, năm thứ nhất
(16/2/1069), nước Việt Nam bắt đầu tiến quân bình Nam và cũng là bắt đầu
cuộc Nam tiến. Từ ngày Lê Hoàn lên ngôi vua (980), những đánh phá và
cướp bóc luôn luôn xảy ra quấy nhiễu người dân Việt Nam ở vùng biên giới
phía Nam. Nhưng ngày hôm đó vua Lê Thánh Tông mới quyết định gửi
một đạo quân viễn chinh trừng phạt kẻ vừa thích phá rối, vừa gây ra chiến
sự ở biên cương ấy. Vua Rudravarman III (Chế Củ) bị bại trận, bỏ kinh
thành chạy trốn, nhưng chẳng bao lâu bị quân của vua Lý Thánh Tông, do
Lý Thường Kiệt chỉ huy, đuổi theo và bắt sống. Để được tha, Chế Củ đành
cắt dâng cho Đại Việt ba châu phía bắc, mà năm 1069 người Đại Việt đã
đặt thành ba tỉnh: Địa Lý, Bố Chánh và Ma Linh (Theo sách “Cương mục
chính biên”thì vị trí của Bố Chánh là ở các huyện Bố Trạch, Bình Chánh và
Minh Chánh, tức phủ Quảng Trạch và huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
hiện nay. Còn Ma Linh, tức là hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh, phía Bắc
tỉnh Quảng Trị ngày nay). Từ đó về sau, suốt năm thế kỷ, hai bên luôn có
những lần xuất quân trừng phạt, trả thù lẫn nhau... Đô thị tan hoang, đất đai
bị thiêu cháy, những người chiến thắng đã trải qua nhiều vất vả, khó khăn
mới xây dựng được xóm làng dân cư đông đúc. Bởi vậy mà từng gia đình,
từng thôn xã, những bà con bạn hữu của các tù binh bị bắt trong các cuộc
phân tranh Trịnh-Nguyễn được ân xá, cùng với những công chức, quân
nhân chịu trách nhiệm quản lý họ, đã bị dẫn đi đày ải trên bước đường Nam
tiến đó. Bởi các chúa Nguyễn, ngay từ khi bình định được đất Thuận Hóa,
gần vùng giáp ranh, đã có ý định tạo cho mình một hậu phương có khả
năng, giúp đỡ họ trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù phương Bắc - tức quân
Trịnh. Họ bèn khai thác mảnh đất hoang hóa rộng lớn ở phía Nam. Cuộc
Nam tiến này không chỉ là cuộc Nam tiến của những người nông dân và
người lính, nó còn là cuộc Nam tiến của các sĩ phu, các dân phiến loạn, của
tất cả những người bị cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn này, cũng như
những thiên tai, làm cho cả non sông suy tàn điêu đứng ấy, khích lệ lìa bỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.