người tên là Lê Cảnh Tuân. Cảnh Tuân ngày trước vốn chơi thân với
Bùi Bá Kỳ thấy vậy bèn viết một bức thư dài vạn lời gửi cho Kỳ.
Người đời quen gọi là Vạn ngôn thư. Thư đại lược viết:
1- Nhà Minh đã có sắc ban cho Các hạ
theo quân (Trương Phụ)
tiến đánh, đợi khi bắt được họ Hồ thì chọn lập con cháu họ Trần
làm vua; lại gia thêm tước cho Các hạ ở lại giúp nước. Thế mà nay họ
Hồ đã bị bắt, con cháu họ Trần không thấy lập, lại thấy đặt ti
Bố Chính, cho Các hạ làm quan cao; còn họ Trần thì chỉ được cái
đền thờ với mấy người đến quét tước đèn hương. Vậy Các hạ có thể
tâu lại với vua Minh nới lời của quan lại kì lão nước ta kể rằng con
cháu họ Trần chưa tuyệt, để nhà Minh ban chiếu sắc khác lập lại
ngôi nhà Trần: ấy là thượng sách
2- Không thế nữa, xin Các hạ thôi quan chức quay về tình
nguyện làm viên quan coi giữ đền thờ họ Trần: ấy là trung sách.
3- Nhược bằng Các hạ cứ tham chức quan cao, tiếc bổng lộc
nhiều: ấy là hạ sách vậy.
Nếu như Các hạ theo thượng sách thì tôi đây tự ví như những vị
nhân sâm, cam thảo, chỉ xác, trần bì đựng trong giỏ thuốc, để tuỳ
Các hạ lấy dùng
. Các hạ mà theo trung sách, tôi xin làm một kẻ
bưng khay chén đi theo để Các hạ sai bảo. Còn như Các hạ theo hạ
sách, thì tôi xin lui mà tìm nơi vắng vẻ để câu, kiếm chỗ thanh
nhàn để cày cho qua đi cái tuổi sống thừa… Bá Kỳ được thư thì giật
mình hổ thẹn. Nhưng Kỳ cũng không theo được như trong thơ của Lê
Cảnh Tuân để dâng biểu xin vua Minh lập lại nhà Trần. Tuy nhiên,
từ bấy giờ, Kỳ cũng không ra nha môn dự việc với bọn quan lại, chỉ ở
nhà, thu nạp các triều thần cũ nhà Trần phẫn chí đi ẩn. Tháng
Mười năm ấy (Đinh Hợi - 1407), Trần Nguyệt Hồ và Phạm Chấn
dấy quân xưng là con cháu nhà Trần, trương cờ Trung Nghĩa nổi
lên ở Bình Than (Hải Dương). Trương Phụ ngờ Bá Kỳ hai lòng ngầm