- Người ấy lời lẽ khác thường, không chịu rửa bỏ hết ý nghĩ cũ,
không phải là kẻ thực lòng quy phục. Nếu không tra xét rõ tông tích,
khám phá hết mưu đồ, e sau này khó tránh khỏi tai hoạ.
Phụ vội sai người ngầm lấy bút tích Cảnh Tuân để so, mới biết
Tuân chính là người viết bức Vạn ngôn thu. Phụ tức khắc cho quân
đến vây bắt giải sang Trung Quốc. Ba con Cảnh Tuân đưa cha
đến biên giới đều khóc xin được theo để hầu hạ báo hiếu. ông
ung dung gọi các con lại, bảo nhỏ:
- Thái Điên là con trưởng nên theo ta. Còn hai con Thúc Hiển và
Thiếu Đĩnh phải về phụng thờ tổ tiên mưu việc báo nước!
Thúc Hiển, Thiếu Đĩnh vâng lời, vái lạy cha và anh rồi quay về
Đông Quan
, Thượng thư Hoàng Phúc coi cả hai ti Bố Chính và
Án Sát muốn thu phục Hiển và Đĩnh, bèn gọi đến cho đi học, hứa
nếu thực lòng theo sẽ trao cho chức tước làm quan. Thúc Hiển,
Thiếu Đĩnh bấm nhau giả nghe lời để tạm náu mình chờ đợi thời
cơ. Được vài năm, nghe tin Lê Lợi dấy binh, hai anh em lập tức bỏ
trốn vào Lam Sơn ứng nghĩa, lập được nhiều công.
Lê Cảnh Tuân và con là Thái Điên sang Kim Lăng. Nghe Lê Cảnh
Tuân, người viết bức Vạn ngôn thư, có tiếng là “trung quán nhật
nguyệt” (trong suốt cả hai vầng mặt trăng, mặt trời), vua Minh
muốn biết mặt liền cho gọi lên Yên Kinh (Bắc Kinh). Cảnh Tuân
vào gặp cứ đứng trân trân, nhất định không chịu quỳ lạy. Vua Minh
đỏ mặt quát hỏi:
- Ngươi xui Bá Kỳ lập con cháu họ Trần âm mưu làm phản, thế
nghĩa làm sao?
Cảnh Tuân điềm nhiên đáp: