NGÔI NHÀ CỦA NGƯỜI CÁ SAY NGỦ - Trang 264

“Chẳng phải nếu một phần não bộ vẫn còn hoạt động thì không thể gọi là
chết não cơ mà?”

Bác sĩ Shindou khẽ khàng nhún vai.

“Có lẽ anh cũng hiểu nhầm rồi. Mà thôi, tôi cũng không cố ép. Bản thân
cụm từ ‘chết não’ vẫn còn rất nhiều bí ẩn và tranh cãi.”

“Ý bác sĩ là sao?”

“Định nghĩa ‘chết não’ là toàn bộ cơ năng của não đã ngừng hoạt động. Các
tiêu chuẩn thẩm định đều nhằm xác định điều này. Nhưng có thể nói đó chỉ
là bề mặt. Do bản thân chúng ta cũng chưa biết rõ hết mọi điều về bộ não. Ta
vẫn chưa thể hoàn toàn nắm được liệu rằng đâu đó vẫn còn bộ phận nào
ngầm hoạt động hay không. Nếu đã thế, sao có thể khẳng định chắc chắn
não bộ đã hoàn toàn ngưng hoạt động được.”

“Đúng là vậy,” Kazumasa khẽ lẩm bẩm.

“Có lẽ anh đã biết, từ ‘chết não’ vốn được đưa ra nhằm phục vụ mục đích
cấy ghép nội tạng. Năm 1985, nhóm nghiên cứu Takeuchi Bộ Y tế đưa ra
những tiêu chuẩn thẩm định, khớp với những tiêu chuẩn đó sẽ bị xếp vào
diện chết não. Nói cho rõ ràng, những tiêu chuẩn này không hề khẳng định
tất cả các chức năng đều ngừng hoạt động. Vậy nên, không thiếu người cho
rằng đó là những tiêu chí sai lầm. Cũng có nhiều ý kiến phản đối chết não
đồng nghĩa với tử vong.”

“Phân tích này đã đánh đúng trọng tâm.”

“Tôi hiểu cảm nhận của anh. Nhưng ta không được phép quên tiêu chí
Takeuchi không phải là định nghĩa về tử vong, nó chỉ giới hạn trong việc có
quyết định hiến tạng hay không mà thôi. Giáo sư Takeuchi trưởng nhóm
nghiên cứu đã nhấm mạnh vào ‘point of no return’, khi đã rơi vào trạng thái
này tỉ lệ phục hồi bằng không.Vì vậy, thay vì cái tên ‘chết não’ ta có thể
dùng cách nói ‘không còn khả năng phục hồi’ hay ‘tình trạng tiền tử vong’
thì hợp lí hơn. Nhưng đối với những chính trị gia có ý phát triển cấy ghép

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.