Giảng Giải Về Ngũ-Giới
55
trong sạch trọn vẹn, nên chỉ có nhiều phước-
thiện cung-kính mà thôi.
Như vậy, người phạm điều-giới trộm-cắp hay
không phạm điều-giới trộm-cắp do căn cứ vào
tác-ý (cetanā) là chính. Nếu người có tác-ý tâm-
sở đồng sinh với bất-thiện-tâm, rồi tạo ác-
nghiệp trộm-cắp do thân hoặc khẩu thì phạm
điều-giới trộm-cắp; nhưng nếu người có tác-ý
tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm, rồi tạo đại-
thiện-nghiệp do thân hoặc khẩu thì không phạm
điều-giới, mà chỉ tạo đại-thiện-nghiệp mà thôi.
Cho nên, để biết người nào có phạm điều-giới
hoặc không phạm điều-giới, thì nên hỏi rõ người
ấy có tác-ý như thế nào, rồi mới quyết định
phạm điều-giới hay không phạm.
3- Điều-Giới Tránh Xa Sự Tà-Dâm
Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ
samādiyāmi.
Nghĩa phân tích chữ:
- Kāmesumicchācāra: Kāmesu + micchā +
cāra.
- Kāmesu có nghĩa là trong sự hành-dâm
(Kāmesu’ti methunasamācāresu: Kāmesu có
nghĩa là hành-dâm).
- Micchā: Tà, bất chính.