thì cũng không được để tinh thần trở nên uể oải. Đừng để thể xác ảnh
hưởng đến tinh thần, cũng đừng để tinh thần chế ngự thể xác. Không nên
quá sung hay quá xìu. Một tinh thần bị kích động sẽ trở nên yếu đuối, và
một tinh thần chậm chạp cũng vậy. Đừng để đối phương nhìn ra tinh thần
của ngươi. Tâm thế của kẻ thấp bé cũng phải như một tráng sĩ, tâm thế của
một tráng sĩ cũng phải giống một kẻ thấp bé. Dù vóc dáng ngươi như thế
nào, ngươi đừng bị dẫn dắt sai lầm bởi các phản ứng của cơ thể. Với tinh
thần cởi mở và thoải mái, ngươi hãy suy ngẫm mọi sự từ góc nhìn cao hơn.
Phải trau dồi trí tuệ và tinh thần của ngươi để phân định: công bình, chính
tà để thông hiểu Đạo của từng nghề trong bách nghệ. Khi ngươi không thể
bị người ta lừa gạt, đó là lúc ngươi đã đạt được sự khôn ngoan mà binh
pháp gọi là “Trí”.
“Trí” trong binh pháp khác với các sự việc khác. Ngay cả khi bị tấn công
dồn ép trên chiến trường, ngươi cũng không ngừng nghiên cứu các nguyên
lý của binh pháp, thấu triệt đạo lý của nó từ đó ngươi mới có được một ý
chí kiên định.
Tư thế trong binh pháp
Vào thế thủ với đầu thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống
cũng không ngước lên, càng không quay sang trái, sang phải. Ấn đường
không nhíu lại. Mắt không được đảo vòng quanh hay chớp mà khép hờ.
Với vẻ mặt điềm tĩnh, ngươi phải giữ thẳng đường sống mũi, cánh mũi hơi
phồng.
Giữ gáy cho thẳng, dồn lực vào đường chân tóc cũng như từ vai xuống
khắp châu thâu. Hai vai hạ thấp, hai mông thu gọn, ngươi hãy dồn lực vào
phần bắp chân tính từ đầu gối đến gót chân. Dồn lực vào bụng dưới để thót
hông. Gài đoản kiếm vào đai sát bụng dưới, nhờ đó đai của ngươi không bị
lỏng lẻo. Điều này được gọi là “nêm kiếm”.