NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP - Trang 167

Dẫn rằng :

Thầy đã có trao,

Phép dùng thuốc ấy dón vào hai thiên.
2895- Một bài Tiêu bản luận biên,
Một bài Tạp trị phú truyền cho ta.
Để lòng bữa bữa ngâm nga,
Thuộc hai bài ấy; đủ ra làm thầy.

XCV.- Tiêu bản luận
(Bàn về lẽ gốc ngọn)
Dịch nghĩa :
Phàm kẻ trị bệnh, nên biết gốc ngọn, Đem thân người mà bàn, thì ngoài là
ngọn, trong là gốc; dương là ngọn, âm là gốc; sáu phủ thuộc dương là ngọn,
năm tạng thuộc âm là gốc. Các kinh lạc của tạng phủ thì ở ngoài là ngọn, ở
trong là gốc. Cho nên lại như trong thân thể thì khí là ngọn, huyết là gốc.
Đem bệnh người mà bàn, thì các bệnh mắc trước là gốc, biến chứng về sau
là ngọn. Phàm việc trị bệnh át phải trước trị gốc, sau trị ngọn. Nếu trước trị
ngọn, sau trị gốc thì tà khí thêm tăng mà bệnh càng chất chứa, còn nếu
trước trị gốc, sau trị ngọn thì dẫu bệnh có hàng chục chứng cũng lui. Như
trước mắc bệnh nhẹ, sau thành bệnh nặng thì cũng trị bệnh nhẹ trước, trị
bệnh nặng sau, như vậy thì tà khí sẽ lui. Đại khái trị gốc trước vì như vậy.
Như có chứng đầy bên trong, thì không cần hỏi gốc ngọn, hãy chữa chứng
đầy bên trong trước, vì nó là chứng gấp. Nhưng nếu sau chứng đầy bên
trong còn có chứng đại tiểu tiện bất lợi, thì cũng không cần hỏi gốc ngọn,
hãy chữa chứng đại tiểu tiện bất lợi trước, rồi sau hãy chữa chứng đầy bên
trong, vì nó còn gấp hơn.
Lại như trước thì mắc bệnh phát nhiệt, thêm chứng nôn mửa, tả lỵ, cơm
cháo thuốc men đều khó nuốt, thì khoan chữa bệnh nhiệt mà hãy chữa
chứng nôn mửa trước. Khi ăn uống đã tạm bình thường mới trị kèm luôn
chứng tả. Đợi cho nguyên khí bắt đấu phục hồi thì mới chữa bệnh nhiệt. Đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.