thành một nhánh của Đông Hồ, ngôn ngữ và tập tục giống như Ô
Hoàn. Giao thời Tần – Hán, Hung Nô đánh Đông Hồ xong, chúng lại
chia các tộc ra, khôi phục lại tộc Tiên Ti và Ô Hoàn. Từ thế kỷ thứ
hai, bộ lạc Tiên Ti không ngừng nam tiến và tây tiến, chiếm giữ
vùng đất cũ của Hung Nô, phân bố đông tới Liêu Đông, tây tới Lũng
Hữu.
Các chi bộ trong bộ lạc Tiên Ti phát triển cũng không giống
nhau, đối với bộ lạc Tiên Ti nam tiến tây tiến, đồng hoá với Hung
Nô, Đinh Linh, Cao Xa, Ô Hoàn, và người Hán, cho nên hình thành
rất nhiều tộc mới, cơ bản có thể chia thành Tiên Ti phía đông, Tiên
Ti phía bắc, và Tiên Ti phía tây. Tiên Ti phía đông trải qua thời Đàn
Thạch Hoè, có thể sánh bằng liên minh bộ lạc mà phát triển thành
các bộ phận Mộ Dung thị, Đoàn thị, Vũ Văn thị; Tiên Ti phía bắc chủ
yếu là Thác Bạt Tiên Ti ở núi Đại Hưng An; Tiên Ti phía tây có Ngốc
Phát thị, Khất Phục thị cùng Cam Túc, Thanh Hải Thổ Dục Hồn hợp
thành.
Thác Bạt Tiên Ti sau khi nam tiến vào đại thảo nguyên Hô Luân
Bối Nhĩ, một trăm năm sau tiến vào phía bắc Hoa Bắc, ở Đại Đồng
tỉnh Sơn Tây bây giờ xây dựng đại quốc, sau đổi thành Nguỵ, sau
khi vào Trung Nguyên, xây dựng vương triều Bắc Nguỵ, thôn tính
các dân tộc thiểu số phương Bắc.