Các nhà khảo cổ Trung Quốc năm 1980 phát hiện thạch động cổ
xưa ở khu rừng núi Đại Hưng An trong biên giới thành phố Hô Luân
Bối Nhĩ khu tự trị Nội Mông Cổ, hơn nữa trên vách động còn khắc
chúc văn tế tự Bắc Nguỵ Thái Bình chân quân tứ niên (năm 443).
Phát hiện này kết thúc sự tranh luận của giới sử học từ trước tơi nay,
phá giải vấn đề nguồn gốc của tộc Tiên Ti.
Núi Đại Hưng Han mỹ lệ màu mỡ, thời cổ đại gọi là Kim Sơn, kéo
dài từ đầu bắc sa mạc Hà Tây tới lòng chảo Tây Lạp Mộc Luân khu
tự trị Nội Mông Cổ, toàn bộ dài 1400 km, rộng 150-300 km, từ trên
cao nhìn xuống, giống như con con rồng dài xanh lục, ho cỏ um
tùm, rừng rậm tốt tươi, sắc xanh và mùi hương thơm ngát của cây
cối bao phủ khắp nơi, là khu rừng nguyên sinh lớn nhất Trung Quốc,
diện tích khoảng 28 vạn km2.
Thạch động trong khu rừng núi Đại Hưng An, tên là động Dát
Tiên. Quy mô ngoài động cũng không tính là lớn. Động sâu 90
thước, rộng 20 thước, cao 20 thước. Động nằm ở khu rừng thượng
du sông Lặc Nã, cách Ngạc Luân Xuân thành phố Hô Luân Bối Nhĩ,
Nội Mông Cổ 9km về hướng tây bắc, xung quanh động vẫn còn được
bao phủ bởi rừng rậm nguyên sinh.
Trên vách động Dát Tiên có một khối đá khắc chúc văn, là Bắc
Nguỵ Thái Vũ hoàng đế Thác Bạt Đảo phái đại thần Lý Sưởng, mang