Đường triều (618-907), là thời đại được thế giới công nhận là
cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa. Đường Cao Tổ Lý Uyên
năm 618 xây dựng Đường triều lấy Trường An (nay là Tây An Thiểm
Tây) đứng đầu. Trong thời kỳ hưng thịnh (thế kỷ 7), mở mang bờ
cõi nam tới La Phục Châu, bắc đến Huyền Khuyết Châu, tây chạm
An Tức Châu, đông tới Ca Vật Châu. Năm 690, Võ Tắc Thiên 67 tuổi
sửa quốc hiệu “Đường” thành “Chu”, dời đô đến Lạc Dương, xưng là
Võ Chu, năm 705 Đường Trung Tông Lý Hiển khôi phục lại quốc hiệu
Đường, trở về Trường An. Trong thời kỳ Khai Nguyên Đường Huyền
Tông thực lực quốc gia đạt tới cực thịnh, sau An sử chi loạn thì từ từ
suy yếu, đến năm Thiên Hữu thứ 4 (năm 907) thì diệt vong. Nhà
Đường trải qua 21 vị hoàng đế (nếu tính cả Võ Tắc Thiên), 289 năm.
Văn hoá, chính trị, kinh tế, ngoại giao thời Đường ở mặt nào cũng có
những thành tựu rực rỡ, là quốc gia cường đại nhất thế giới lúc bấy
giờ.
Quốc hiệu “Đường” là tên cổ của Tấn, chỉ khu vực trung tâm tỉnh
Sơn Tây bây giờ. Theo truyền thuyết vua Nghiêu được xưng là
“Đường” thị. Vào thời nhà Chu, ở tỉnh Hồ Bắc hiện nay có một tiểu
quốc là Đường quốc. Ông tổ Lý Hổ của Đường Cao Tông Lý Uyên là
một trong bát trụ quốc của Bắc Chu, được phong làm “Đường quốc
công”, tước vị truyền tới Lý Uyên, đến nhà Tuỳ, Lý Uyên khởi binh,
tự xưng là “Đường vương”, sau đó đánh vào Trường An, phế Tuỳ