Năm 1996, phát hiện mộ tiền Đường Lý Luân ở thôn Tân Thị,
huyện Nhâm, thành phố Hình Đài. Ngôi mộ cách Đường tổ lăng ở
thôn Vương Duẫn, huyện Long Nghiêu, Hình Đài 3 dặm. Chữ khắc
trên mộ và bia văn ở Quang Nghiệp Tự cho thấy nguyên quán của
Lý Đường là thôn Tân Thị, huyện Nhâm, thành phố Hình Đài bây
giờ, đồng thời cũng tiết lộ câu đố nguyên quán Lý Đường.
Trên bia có 7 câu quan trọng là: “Gia phụ Lý (Luân) công vốn là
hậu duệ Đường vương, con cháu hoàng đế Lý Hy (tổ phụ của Lý
Uyên, sau khi nguyện về hợp tác với lão tổ tông, an tán ở nguyên
quán lão tổ công Lý Hy (cố hương): tại khu vực bên trong quận Hình
Châu, phía bắc huyện Nhâm, thôn Tân Thị là gia viên lão Lý gia
chúng ta cư ngụ mấy đời.”
Lũng Tây Lý thị vốn từ cháu Chuyên Húc Cao Đào, đến đời Lý
Quan, khi tới triều Chu thì dùng họ của danh nhân văn hoá Lão tử
Lý Nhĩ là thầy của Khổng Tử. Sau đó đến nhà Tần, con trưởng Lý
Sùng của Lý Đàm trấn thủ quận Lũng Tây, con thứ Lý Sùng là Lý
Dao trấn thủ quận Nam, phong Địch Đạo Hầu, còn tôn Lý Tín làm
đại tướng quân, phong Lũng Tây Hầu. Con cháu “Phi tướng quân” Lý
Quảng là nhân vật quan trọng của triều Hán. Thời kỳ Nguỵ Tấn,
Lũng Tây Lý thị trong thời loạn lạc phục hưng, Tây Lương vương Lý
Cảo là vị quốc chủ đầu tiên của Lý thị. Thời Nam Bắc Triều thì Lũng
Tây Lý thị mấy đời làm quan to, danh gia vọng tộc, cùng họ Lý ở