truyền - hắn rất thích nói những điều ai cũng biết, khuyên những điều
không ai làm nổi.
Đối với Tay còi điệu, tiếng còi là nhạc chuông trên phố. Hắn thích những
giai điệu mang chút chất xiếc, phù hợp với các chương trình biểu diễn có
con gấu đạp xe đạp. Để tăng độ phong phú, hắn thiết kế thêm những đèn
màu LED (nhạc phát xập xình thì đèn nhảy lấp lánh), tưởng mỗi lần bóp còi
là tặng người xung quanh món quà ý nghĩa.
Theo lý thuyết, bóp còi là để tránh tai nạn xảy ra. Rất tiếc Tay còi muộn
chưa hiểu điều đó. Hắn đâm vào xe khác mới bóp còi - bóp to, bóp dài.
Không dừng lại ở đó mà hắn chửi mắng người vừa bị hắn đâm. Hắn học thủ
đoạn này ở các cầu thủ bóng đá khi làm đối thủ vấp ngã thì lập tức tự ngã
lăn ra cheo, ôm chân, kêu đau.
Tay còi tay phải xuất hiện bên làn phải đằng sau hàng chục xe dừng trước
đèn đỏ. Hắn bấm, hắn bóp, hắn kêu, hắn thét. Y hắn là: “Chúng mày rẽ phải
đi để tao có thể rẽ phải theo”. Mặc dù là người Việt nhưng hắn chưa hiểu
một số luật ngữ pháp tiếng Việt cơ bản. “Các phương tiện được phép rẽ
phải” (ghi trên biển màu xanh) không có nghĩa là các phương tiện phải rẽ
phải. “Được phép” mang ý nghĩa khác với “phải”. Tôi được phép lấy vợ
Việt Nam không có nghĩa là lấy vợ Tây thì tôi sẽ bị công an văn hóa hành
hung.
Có người mù màu. Cũng có người mù vằn. Tay còi mù vằn dừng xe ngay
trước vạch trắng rồi bấm còi liên tục, nhìn người đang đi bộ qua đường với
ánh mắt độc ác. Rất tiếc mắt hắn không nhìn thấy đường vằn dành cho
người đi bộ. Có thể kiếp trước hắn là ngựa vằn bị sư tử vồ chét, kiếp này
muốn quên hết mọi thứ liên quan đến kết thúc đau buồn ấy.
Cuối cùng là Tay còi không. Không bóp còi. Đơn giản hắn thích bóp
miệng hơn. Miệng hắn đủ to khiến các loại phương tiện đi trước nhường
đường ngay. Thỉnh thoảng cũng có trường hợp Tay còi không “bất đắc dĩ”,