Luật pháp và tình yêu
Những năm đầu tiên sống tại Việt Nam, tôi rất thất bại trong tình yêu.
Thấy tình yêu phức tạp quá, tôi chuyển tập trung vào kinh doanh, Nhưng
công ty hoạt động mới có một năm thì tôi nhận ra một điều kỳ lạ. Tại Việt
Nam, kinh doanh và tình yêu có nhiều điểm phức tạp giống nhau.
Trong kinh doanh, muốn thực hiện dự án thường sẽ rất khó xác định
quyền quyết định nằm ở đâu, thuộc về ai. Có thể là bộ abc, có thể là bộ xyz,
rồi đến với các sở, cục, phòng - chưa kể những người làm việc tại các nơi
đó.
Chuyện thú vị là ở Việt Nam, tình yêu cũng rất giống thế. Muốn yêu một
em xinh đẹp thường sẽ rất khó biết nên lấy lòng ai - có thể ông bố, có thể bà
ngoại, có thể thằng em trai đáng ghét. Trong đa số trường hợp, muốn chắc
chắn chỉ có mỗi cách là phải lấy lòng tất.
Sự giống nhau không dừng lại ở đó. Ở Việt Nam, cả Luật kinh doanh lẫn
Luật tình yêu đều mơ hồ như nhau.
“Doanh nghiệp nên được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển” là câu tiêu
biểu trong văn bản luật kinh doanh các loại. Nhưng điều kiện gì? Tạo bằng
cách nào? Mọi thứ đều biến mất trong sương mờ câu chữ.
Luật tình yêu cũng mơ hồ không kém. “Hai người có quyền tìm hiểu
nhau,” luật sẽ nói. Nhưng tìm cái gì? Hiểu thế nào?
“Không sao,” người Việt hay nói. “Ở đây luật chỉ là mở đầu. Cứ đợi nghị
định ra, mọi thứ sẽ rõ hơn.”
Tuy nhiên, khi nghị định đã ra thì mọi thứ chỉ rõ hơn mà chưa rõ hẳn.
“Công ty loại n được phép thực hiện dự án loại X. Thế nhưng dự án loại X