Cộng hò (nay là sân Thống Nhất) làm lễ trả tự do. Tất cả được mời ăn bánh
bao, uống cà phê trong khi chờ thủ tục giấy tờ. Trần Văn Ân thò bản kiến
nghị xin rước Bảy Viễn về nước, mời anh em ký vô.
Mười Lực lắc đầu:
- Trong mười năm nằm ngoài đảo, tôi đã suy ngẫm chuyện đời và tôi nghĩ
rằng con người sinh ra là để sống hòa bình. Tôi cũng đã cầm súng hơn nửa
đời người rồi. Bây giờ đã đến lúc nghỉ ngơi.
Năm Chảng cũng từ chối:
- Lập lại bộ đội Bình Xuyên là để đánh giặc. Ông nên tìm những người còn
trẻ, còn tôi thì già rồi, chỉ mong trở về với vợ con thôi.
Trần Văn Ân thở dài, không giấu nổi thất vọng. Hắn tính núp sau lưng Bình
Xuyên để tiếp tục cuộc đời chín khác xa-lông… Mười Lực và Năm Chảng
mà thiêu thì Bảy Viễn sẽ mất nhuệ khí. Dù vậy hắn vẫn không bỏ cuộc.
Đầu năm 65, Phạm Khắc Sửu lại vận động đưa Bảy Viễn về nhưng thủ
tướng Phan Huy Quát chống lại.
Giữa lúc tên tuổi mình được các chính khách Sài Gòn nhắc nhở thì Bảy
Viễn sông lưu vong tại ngoại ô Paris. Hai phụ tá Tài, Sang đã tách ra làm ăn
riêng khi biết Pháp bỏ rơi Bảy Viễn. Lai Hữu Tài còn giả chữ ký của Bảy
Viễn để rút hết tiền gởi trong ngân hàng kẻ đã làm sếp hắn trong mười năm.
Bị quan thầy bỏ rơi, lại bị tớ phản chủ, chợt nghe thiên hạ bàn chuyện rước
mình về, Bảy Viễn như kẻ buồn ngủ gặp chiếu manh. Y nghe ngóng, chờ
đợi. Năm 60 Viễn đã viết thư cho tổng thống Aixenhao (Eisenhowr) nhưng
không được trả lời. Bảy Viễn biết chưa phải lúc. Đến nay khi Sài Gòn bàn
bạc rầm rộ, Bảy Viễn nghĩ rằng đã đến lúc “tái xuất giang hồ”, lật đật viết
một thư vào naỳg 23-04-65 cho Tổng thống Giônxơn (Johnson) hứa sẽ bảo
đảm an ninh cho Sài Gòn – Chợ Lớn và con đường 15 Sài Gòn – Vũng
Tàu, nếu được đưa về nước phục hồi nhóm Bình Xuyên. Bảy Viễn hy vọng
được sự hỗ trợ của hai cánh tay đắc lực là Mười Trí và Bảy Môn mà y
không hề có tin tức gì và cũng không thể ngờ tói thay đổi. Nhưng cũng như
lá thứ ngày 9-6-60, lá thư thứ hai không được hồi âm, Bảy Viễn buồn bực
ra mặt. Má thằng Hoảnh an ủi chồng:
- Tới giờ mà ông còn nghĩ chuyện làm lãnh chúa nữa sao? Bọn Dương Văn