Nguyên Hùng
Người Bình Xuyên
Chương 9
BẢY VIỄN, MƯỜI TRÍ BỊ ĐÀY CÔN ĐẢO
ĐÃ BỊ CÒNG LẠI CÒN NHỐT CÁT SÔ
Bồi thẩm Ếch-teo suy nghĩ nhiều về lời báo động của Sa-va-ni: “Nếu Nhật
đảo chính thì đám tù phá khám sẽ nguy hiểm hơn bọn giặc lùn”.
Hắn thấy Sa-va-ni có lý và bắt tay vào việc sửa sai do tổng giám thị A-gốt-
ti-ni vô tình gây ra. Trước hết hắn chỉ thị tách tù chính trị ra khỏi các khám
giam thường phạm, không cho các nhà cách mạng có dịp tuyên truyền chủ
nghĩa Cộng sản trong đám tù án. Hắn biết các nhà trí thức yêu nước có tài
hùng biện đám đăng đàn diễn thuyết cả mấy tiếng đồng hồ trong các cuộc
mít-tinh tại rạp hát Thành Xương trong thời kỳ Mặt trận Bình Dân và Đông
Dương Đại hội vào những năm 30. Hắn biết một số trí thức này được đào
tạo tại Nga như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trân… có sở trường vận động
quần chúng đi theo cách mạng. Càng nghĩ hắn càng bực sự ngu dốt của A-
gốt-ti-ni “đã làm công không cho Cộng sản”.
Công việc cấp bách thứ hai của Ếch-teo là duyệt lại các hồ sơ để đưa ra
Côn Đảo những phần tử nguy hiểm, giải tỏa các khám giam đã chật, đồng
thời cũng phòng xa trường hợp phá khám ngày Nhật đảo chính.
Trước mặt Ếch-teo là một chồng hồ sơ cao ngất. Hắn với lấy hồ sơ đứng
đầu. Ngoài bìa có kẻ chữ to: Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn. Lật hồ sơ ra, Ếch-
teo ngắm bức ảnh bán thân cỡ 4x6cm: một người khoảng ba mươi lăm, mặt
vuông chữ điền, mày rậm, mắt dữ. Trước ngực là số đính bài dài sọc. Tiếp
theo sau là lai lịch vắn tắt: “Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn, sinh năm 1904 tại
xã Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, thuộc gia đình có điền đất.
Cậu thứ năm Bảy Viễn là Lê Văn Xuân tức Năm Xuân làm xã nên cũng
được gọi là Xã Xuân. Bảy Viễn học hết trường làng, lớp ba, thì bỏ nhà đi
lưu lạc giang hồ.
Trong thời gian khoảng 10 năm này, Bảy Viễn học võ ở nhiều nơi. Sau đó
Bảy Viễn xưng anh chị tại trường đua Phú Thọ, tập hợp được một số du