đột, đánh túi bụi xà ngầu, hạ hết chín tên.
Thầy chú trả lại anh về ca-ba-nông I. Tại đây Bảy Rô làm quen với anh em
Thắng và Châu, sinh viên từ miền Trung vào Sài Gòn, bị bắt về tội hoạt
động chính trị trong giới học sinh. Bảy Rô rất thích Châu. Hai người nằm
đêm thủ thỉ với nhau về dự tính tương lai. Châu thích đi dạy học môn văn,
sử:
- Đi vào sử rất thích thú. Chẳng hạn như nhìn bảng tên đường, mình có thể
hình dung được cuộc kháng chiến cách đây gần trăm năm, như tên La-răn-
đie (Lagrandière) chính là thằng hải tặc đã kéo rốc pháo thuyền xuống Vĩnh
Long buộc kinh lược Phan Thanh Giản ký hàng ước nạp nốt ba tỉnh miền
Tây năm Đinh Mão 1867. Còn đại lộ Sạt-ne (Charner) thì lấy tên thằng hải
tặc đã đánh thành Gia Định khiến tướng Nguyễn Tri Phương bị thương năm
Tân Dậu 1861, gây cảnh tang tóc mà nhà thơ mù Đồ Chiểu làm mấy vần
thơ để lại đời sau:
…Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây…
Bảy Rô cũng hứng lây, bàn chuyện văn chương chữ nghĩa:
- Anh thích dạy văn, để tôi nói về màu sắc của các loại ngựa. Không ai rành
bằng tôi, bởi tôi là tay đánh xe ngựa cả chục năm. Ngựa có đến tám sắc;
ngựa trắng bốn sắc và ngựa đen bốn sắc. Toàn trắng là bạch, chen lông đen
là kim, đen pha chút đỏ là đạm, pha nhiều đỏ là hởi; toàn đen là ô, pha tí đỏ
là khứu, đỏ tươi là vang, đỏ sậm là hồng. Tôi đố anh tìm thấy điều này
trong sách vở- Rồi anh cười vang lên thích thú. Sống với giới trí thức cũng
hay hay.
Khúc phim “chung sống với anh em chính trị phạm” trong mấy tháng qua
như hiện ra trước mắt anh:
Năm 1944, trong một vụ “đi hát” bị tổ trác, hai tên Chơn, Chó xộ khám
cùng với một gã hung hăng tên Thắm. Gặp lại Bảy Rô trong ca-ba-nông cả
ba vui mừng như cá gặp nước. Các tay anh chị ở Hố Bần xưng danh Bình
Xuyên, được thầy chú vị nể.
Tháng 6-1944, một nhóm chính trị bị đưa vào nhốt chung. Nhóm này gồm
9 người, đứng đầu là sinh viên Thắng (tên thật là Trần Văn Trà). Vừa ngồi