“thằng già bố láo”. Nghe tin, Năm Cam vội vã lao tới dàn hoà, tránh xảy ra
một cuộc đối đầu toé lửa với tay anh chị hết thời nhưng còn số má.
Sự xuất hiện của Năm Cam đã lên dây cót tinh thần cho Mười đen. Tay
này không kiêng dè gì nữa, chỉ mặt Lâm Chín ngón cảnh cáo:
– Tiệm này là của anh Năm, muốn hùn hạp gì thì anh cứ nói với ảnh.
Anh Năm đồng ý thì cho anh hùn, không đồng ý thì anh biến, đừng đến đây
gây sự nữa.
Bị từ chối và dằn mặt, Lâm Chín ngón nổi điên. Nhưng nhắm đánh nhau
với cả đám không lại. Lâm chỉ còn nước réo Năm Cam chửi đổng cho bõ
ghét:
– Năm Cam là cái chó gì. Nó là thằng cờ bạc, tù tội, oai đếch gì mà tụi
mày tôn sùng, dựa hơi. Coi chừng, cà chớn thì có ngày tao đập tiệm, Năm,
Bảy gì có ngon ra mà chơi.
Bị xúc phạm, nhưng là con cáo già, Năm Cam không phản ứng lại nửa
câu, chỉ găm mối hận Lâm Chín ngón lại trong lòng.
Nghề bảo kê, buôn bán thuốc Tây ở chợ Trời quận 10 bùng phát được ít
lâu thì xẹp, Lâm Chín ngón nghe lời rủ rê, mời mọc của đám Minh Samasa
- Dũng Ba lém xuống Vũng Tàu bảo kê các cảng cá. Trong số các đầu nậu
bị Lâm Chín ngón, Minh Samasa dằn mặt tranh mua ép bán có Ba Thế, tức
Nguyễn Hữu Thế Trạch, chủ vựa cá chợ Cầu Ông Lãnh, quận 1, xuất thân
là một kiện tướng bơi lội. Trạch chuyên mua cá từ nguồn của các tàu Kiên
Giang. Dưới áp lực của đám xã hội đen do Lâm Chín ngón chỉ huy, Trạch
liên tục phải đóng “hụi chết”, mỗi chuyến tàu phải mất năm đến bay triệu,
thậm chí ba mươi triệu mới đưa được xe đông lạnh ra khỏi cảng. Đã vậy,
lắm lúc Lâm Chín ngón, theo yêu cầu của Dũng Ba lém, Minh Samasa còn
tự ý nâng giá mua, khiến nhiều chuyến Trạch thiệt hại nặng, có khi tới hai,
ba ngàn đồng một kilôgam cá. Để thoát khỏi tình trạng này, Trạch đã bàn
bạc với mẹ vợ là bà Nguyễn Thị Mai tìm cách thương lượng với Lâm Chín
ngón để điều đình. Biết Lâm Chín ngón có nhà ở quận 10, là một giang hồ
thứ dữ của đất Sài Gòn, mẹ con Nguyễn Hữu Thế Trạch đã đem lễ đến nhờ