NGƯỜI CỦA GIANG HỒ - Trang 24

cũng đòi phải… đấu tay đôi. Thông thường, cuộc đấu chỉ dừng lại khi kẻ
mới vào đã máu me bê bết và bất tỉnh nhân sự. Vì vậy, người ta gọi hắn
bằng biệt danh Cọp Lửa.

Thấy Sơn Vương mảnh khảnh nhưng có vẻ ngang tàng, Cọp Lửa hất hàm

hỏi cộc lốc:

– Biết võ không?
Sơn Vương cũng đáp cộc lốc:
– Chịu đòn được.

Cọp Lửa đòi đấu. Sơn Vương nhã nhặn từ chối:
– Đây là bót cò, đâu phải sàn boxe ở hội chợ? Nếu ông cò muốn, tôi

đứng cho ông đấm.

Tên cò tức lắm, xông vào ngay. Sơn Vương không đánh trả, chỉ xuống

tấn vận nội công chịu đòn. Đấm liên tục 10 phút, Sơn Vương vẫn không
nhúc nhích, Cọp Lửa đành ôm hai tay buốt nhức lỉnh sang chỗ khác.

Ra tòa, Sơn Vương bị kết tội du đãng, bị đưa đi giam giữ tại căng Pursat

(Campuchia). Nhờ giỏi ăn nói, Sơn Vương xin được một lưỡi cưa, cưa
còng và trốn qua Thái Lan. Không bao lâu, ông lại bị bắt khi tìm cách về lại
Sài Gòn. Lần này, ông bị kết án 10 năm tù vì tội vượt ngục, bị tống vào
phòng 17 bót Catinat, nơi đặt máy chém. Đầu năm 1942, ông bị đày ra Côn
Đảo lần thứ hai.

3 || Những năm sôi động

G

iai đoạn 1942-1946, quần đảo - nhà tù Côn Lôn xảy ra rất nhiều biến

động. Đặc biệt, quyền cai trị liên tục bị thay đổi. Tháng 9 năm 1942, phát
xít Nhật đã cho quân đổ bộ lên đảo lần đầu tiên, nhưng chúng chỉ ở lại ít
hôm rồi rút. Ba năm sau, ngày 6.2.1945, tàu chiến Nhật đã chĩa đại bác vào
quần đảo, yểm trợ cho một trung đội vũ trang đổ bộ lên, bất chấp sự phản
đối của bọn Pháp trên đảo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.