Đám lính Nhật đổ bộ tiến hành ngay việc khống chế đài vô tuyến điện và
tịch thu toàn bộ radio của bọn Pháp, ra sức tìm cách tiếp xúc với tù nhân,
tiếp tế, cung cấp thông tin và truyền bá thuyết Đại Đông á cho đám chính
trị phạm thân Nhật. Không dám công khai ngăn cản lính Nhật, lính Pháp đã
tìm cách di chuyển nơi làm việc của đám tù thân Nhật, ngăn không cho
những cuộc tiếp xúc diễn ra. Bị chúng thẳng tay khủng bố, đánh đập dã
man, những tù nhân thân Nhật đã bóng gió bắn tin đe dọa bọn giám thị
người Pháp, đồng thời ấm ức chờ gió đổi chiều để có cơ hội trả thù.
Sáng ngày 9.3.1945, thêm hai tàu tuần duyên Nhật lừ lừ tiến vào Côn
Đảo. Mặc cho đám lính Pháp ngơ ngác, bọn Nhật đã ngang nhiên chất lên
bờ một số thiết bị, khí tài chiến tranh. Xong việc, hai chiếc tàu tuần duyên
không những không rút lui, lại còn kê tất cả nòng pháo hướng thẳng vào đất
liền. Đánh hơi thấy chuyện chẳng lành, đích thân Tyssery, giám đốc Nhà tù
Côn Đảo đã đến trại Nhật, yêu cầu được giải thích. Tên sĩ quan chỉ huy
Nhật Bản ngang nhiên trả lời:
– Chúng tôi đưa hàng lên để lắp đặt một trạm vô tuyến.
Đồng thời hắn ra lệnh:
– Mời ông Tyssery ở lại.
Thực chất bọn Nhật muốn giam lỏng Tyssery không cho quay về. Ngay
đêm đó, không tốn một phát đạn, Nhật đã tước hết toàn bộ vũ khí của lính
Pháp, chiếm giữ trại lính, dinh giám đốc, đài vô tuyến và toàn bộ vị trí
phòng thủ trên đảo. Bốn ngày sau, giám đốc Tyssery và viên đại úy chỉ huy
lính Pháp ở Côn Lôn được tàu chiến Nhật đưa về đất liền. Quyền cai quản
nhà tù, Nhật giao cho phó giám thị Hilaire đồng thời giữ nguyên bộ máy
giám thị Pháp - Việt như cũ.
Chỉ sau đó ít hôm, máy bay đồng minh đã tiến hành nhiều đợt oanh kích
Côn Đảo. Bom đạn Mỹ đã đánh sập hải đăng hòn Bảy Cạnh, Nhà đèn, Sở
lưới và một số cơ sở sản xuất trên đảo, giết chết hàng chục tù nhân đang lao
động ở các khu vực này. Một số tù nhân đã lợi dụng lúc tình hình nhốn