“Chúng ta có thêm bao nhiêu thông tin về bin Shafiq?”
“Một ít thông tin hiếm hoi, tôi e là như vậy”.
“Còn ảnh thì sao?”
Shamron lắc đầu. “Như cậu biết, hắn ta hơi mất tự nhiên khi đứng trước ống
kính, nên hắn ta chẳng bao giờ chụp ảnh cả”.
“Chúng ta cần chia sẻ thông tin, Ari. Người Ý cần phải biết rằng Arập Xêút
có thể dính líu đến các vụ việc. Người Mỹ cũng vậy”.
“Tôi hiểu”, giọng Shamron nghe ảm đạm. Ý nghĩ phải chia sẻ mẩu thông
tin tình báo khó kiếm là điều rất khó chịu đối với ông, đặc biệt khi không
thu được lợi. “Phải có qua có lại”, ông nói. “Đó mới chính là phuơng
châm, là tín điều của chúng ta. Chúng ta tự mình làm mọi việc, không nhờ
người khác giúp đỡ, cũng không giúp đỡ người khác giải quyết những
chuyệnì do họ tự tạo ra”.
“Thế giới đã thay đổi, Ari”.
“Có lẽ đây không phải là thế giới dành cho tôi. Khi chúng ta đang đánh
nhau với PLO hay tổ chức Tháng Chín Đen, lúc đó chỉ mới đơn thuần là
hoạt động vật lý học theo định luật Niu-tơn. Đánh ở đây, dồn ở kia, theo
dõi, lắng nghe, nhận dạng các thành viên, tiêu diệt lãnh đạo của bọn chúng.
Bây giờ chúng ta đang đánh nhau với một phong trào - căn bệnh ung thư đã
di căn đến tất cả những cơ quan tối quan trọng trong cơ thể. Việc này giống
như dã tràng xe cát vậy. Những luật lệ cũ không phù hợp nữa. Đổi chác thì
không. Mặc dù vậy, tôi có thể nói với cậu một điều. Việc này sẽ không suôn
sẻ ở Washington. Người Arập Xêút có nhiều bạn bè ở đó”.
“Tiền sẽ giải quyết mọi sự”, Gabriel trả lời. “Nhưng người Mỹ cần biết sự
thật về đồng minh tốt nhất của họ trong thế giới Arập”.
“Họ biết sự thật. Họ chỉ không muốn đối diện với sự thật đó. Mỹ biết rằng
Arập Xêút là nguồn nước, là nơi ươm mầm cho khủng bố Hồi giáo, rằng
người Arập Xêút gieo hạt giống, tưới bằng tiền bán dầu, và bỏ phân bón
bằng cách tuyên tuyền sự căm ghét của chủ nghĩa Wahhabi. Người Mỹ
dường như bằng lòng với việc này, tựa hồ hoạt động khủng bố do người
Arập Xêút tổ chức chỉ là phần phụ thu nhỏ trên mỗi thùng dầu. Điều họ