người quảng đi ăn mì quảng
25
nối giữa nghệ sĩ sáng tạo với công chúng nhưng về mặt
hình thức giao lưu, lại là chiếc rào cản ngăn cách công
chúng với họ. Ngược lại, ở các loại hình nghệ thuật có
tính trình diễn, nghệ sĩ đến với công chúng bằng chính
con người cụ thể của mình. Họ trình bày nghệ thuật
thông qua bản thân mình với tư cách một công cụ chứ
không cầu viện đến ngoại vật như giấy bút hay vải,
lụa, cọ, sơn.
Cho nên xét về mặt hình ảnh, bên cạnh sự chói sáng
của các nhà biểu diễn, những nghệ sĩ sáng tạo của
chúng ta xem ra mờ nhạt hơn nhiều. Họ ít được chú
ý, thậm chí bị lẫn lộn giữa người này với người khác.
Nếu bất chợt bắt gặp ngoài đường, công chúng rất có
thể nhầm Nguyễn Khải với Nguyễn Minh Châu, Ngọc
Linh với Lê Duy Hạnh hay Nguyễn Trung với Ca Lê
Thắng... nhưng chắc chắn họ sẽ phân biệt dễ dàng và
ngay tức khắc Bạch Tuyết với Kim Cương hoặc Lý
Huỳnh với Nguyễn Chánh Tín.
Trừ những trường hợp bị “phá bĩnh” bởi ngành công
nghiệp truyền thanh (đối với bóng đá, sân khấu và
ca nhạc), các ngôi sao của nghệ thuật trình diễn bao
giờ cũng xuất hiện đồng thời với các hoạt động chuyên
môn của mình. Và hình ảnh của họ được công chúng
sẵn sàng tiếp nhận như một phần không thể tách rời
khỏi những khoái cảm nghệ thuật mà họ đem lại. Lối
thưởng ngoạn trực quan này cắt nghĩa tại sao họ dễ
tạo ảnh hưởng lên công chúng, đặc biệt là giới trẻ,
cũng như dễ được giới trẻ yêu thích, hâm mộ, kế đến
là... bắt chước!