NGƯỜI SỐNG SÓT - Trang 96

"Sai." Tôi nói, "Là hai. Một vật bằng phẳng va đập với một chiếc

xương sườn hình cong, có thể tạo thành một đường gãy, cũng có thể hình
thành hai đường gãy ở hai mặt chịu lực của xương."

"Đúng vậy." Đại Bảo phụ họa.

Tôi nói, "Nhưng chúng ta có thể thấy, xương sườn của nạn nhân, có

một chiếc gãy thành bốn đoạn, tức là có ba đường gãy; có chiếc đến bốn
đường gãy. Việc này cho thấy, lực tuyệt đối không chỉ tác động một lần mà
rất nhiều lần. Lực tác động lần đầu dẫn đến gãy xương, lần thứ hai khiến
cho đoạn xương gãy thêm lần nữa, lần thứ ba lại gãy thêm một đoạn. Đây
chính là cơ chế hình thành một đoạn xương sườn gãy nhiều chỗ."

"Hình như anh thuyết phục được tôi rồi." Đại Bảo cười. Tuy là nụ cười

tự giễu, nhưng đó là nụ cười đầu tiên của Đại Bảo trong những ngày qua.

"Tôi còn chưa nói xong. Chúng ta đã phân tích vài chi tiết, giờ hãy bắt

đầu phân tích theo quy luật thông thường." Tâm trạng tôi đã tốt hơn, nói,
"Vết thương do tai nạn giao thông gây ra, theo kinh nghiệm của tôi, thường
là vết trầy xước khi nạn nhân còn sống. Do trong lúc xảy ra tai nạn, lực lớn
hay nhỏ tùy thuộc vào tốc độ, tốc độ khiến cho người ngã xuống đất, tạo
thành vết trầy xước. Ở các vụ tai nạn giao thông, trên thi thể đều có rất
nhiều vết trầy xước, nhất là các khớp tứ chi là nơi dễ va chạm với mặt đất
nhất, vết trầy sẽ càng rõ rệt hơn. Nhưng trên thi thể của Ngưu Kiến Quốc,
ngoài thái dương trái có vết ma sát ra, những nơi khác không có vết trầy
xước nào. Vì vậy, khi tôi vừa nhìn thấy thi thể liền tin đây không phải tai
nạn giao thông. Nguyên nhân rất đơn giản, dấu vết trên thi thể trái ngược
với quy luật tử vong thông thường."

"Thế nên, Ngưu Kiến Quốc là bị đánh liên tục dẫn đến tử vong?" Trần

Thi Vũ hỏi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.