nói rằng, các cường quốc khi đó như Tây Ban Nha, Pháp, Anh không nên can thiệp vào việc
riêng của nước Mỹ và cả châu Mỹ; đồng thời, họ lại vung cây gậy lớn nhằm vào các nước nhỏ
lân cận như Mexico để thị uy, khiến họ phải nằm dưới sự bảo hộ của mình. Đây là chính sách
“Cây gậy và củ cà rốt” đã được tổng thống Roosevelt kế thừa sau này, và cũng chính là “một
nửa là rắn độc, một nửa là bồ câu trắng” mà Gracián đã nói.
Khi đó, các cường quốc như Anh và Tây Ban Nha đang dần xuống dốc, nhưng điều này không có
nghĩa là họ chấp nhận bỏ đi lợi ích của mình. Chính phủ Anh liền giở trò phái đại biểu yêu cầu
Mỹ - Anh kết đồng minh, cùng nhau đối phó với Tây Ban Nha. Tổng thống Monroe trước khi
đưa ra quyết sách, đã hỏi ý kiến của tổng thống nhiệm kì III Jefferson và tổng thống nhiệm kì IV
Madison, tất cả đều đồng ý với ý kiến kết đồng minh với Anh.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng - ngài Amsterdam lại không đồng ý làm như vậy. Ông cho rằng, Mỹ
đương nhiên không thể hoàn toàn cự tuyệt hợp tác với Anh, bởi mất đi sự ủng hộ của một
nước lớn như nước Anh là một sự thiệt thòi lớn. Hơn nữa, nước Anh dù sao cũng là mẫu quốc
của Mỹ, dù cho có bị nước Anh lừa gạt đi nữa, thì về lâu dài mà nói cũng không nên tính toán
làm gì. Việc giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với nước Anh, đối với Mỹ là điều quan trọng, mang
tính căn bản. Nhưng đồng thời, Amsterdam cũng phản đối mạnh mẽ việc liên minh. Ông cho
rằng, nếu Mỹ và Anh liên minh thì sẽ tạo ra cho nước Anh một cái cớ và cơ hội can thiệp vào
việc của nước Mỹ và châu Mỹ. Vì vậy ông kiến nghị: Về đối ngoại, Mỹ cần tuyên bố với Anh giữ
gìn bảo vệ mục tiêu chung, chính là vì hòa bình của châu Mỹ; về đối nội, cần đưa cả châu Mỹ
vào trong phạm vi thế lực của mình. Hai nguyên tắc kết hợp lại, sẽ hình thành nên một chính
sách và khẩu hiệu rõ ràng, đó là: 15 “Sự vụ của châu Mỹ do người châu Mỹ tự giải quyết,
nguyên tắc này không thể xâm phạm được”. Văn kiện do Amsterdam khởi thảo, được tổng
thống Monroe trình bày với quốc hội Mỹ vào ngày 2 tháng 12 năm 1823, nguyên tắc bao hàm
trong đó được gọi là “chủ nghĩa Monroe”.
“Chủ nghĩa Monroe” đã đem lại cho châu Mỹ lợi ích trực tiếp, về mặt lí luận, các quốc gia châu
Mỹ đều có thể giải phóng mình từ thân phận thuộc địa, có quyền độc lập tự chủ. Xét từ góc độ
này, nước Mỹ đã mang lại những ảnh hưởng tích cực cho các nước khác trong châu Mỹ, từ đây
họ có thể tự tin như nước Mỹ, tuyên cáo mình là quốc gia độc lập, không phải chịu sự khống
chế của những nước như Anh hay Tây Ban Nha nữa. Mỹ vừa không hoàn toàn đắc tội với nước
Anh, lại vừa phản đối một cách hiệu quả trước chính sách của người Anh, thêm vào đó lại được
cả châu Mỹ tôn sùng, trở thành hình tượng “bồ câu trắng” của châu Mỹ.
Đương nhiên Mỹ không chỉ đơn thuần là con bồ câu trắng hiền lành, nó còn là một con rắn độc.