GIỚI THIỆU
B
ô-rít La-vrê-nép là nhà tiểu thuyết và kịch tác gia. Ông sinh năm 1891
ở Khéc-sơn (U-cờ-ren) và là Cựu sinh viên luật học trường Đại học Mạc-
tư-khoa. Trong thời kỳ nội chiến ông chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân.
Bước đầu sáng tác văn học của ông bắt đầu từ năm 1912. Người ta biết
ông ở tập truyện ngắn “Gió” (1924) hai tập tiểu thuyết ngắn, “Người thứ
41” (1926) và “Một truyện bình thường” (1924) đều lấy đề tài trong cuộc
đại cách mạng Nga.
Vở bi kịch “Phá vây” của ông diễn lần đầu năm 1928 được coi như một
trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kịch nói xô-viết. Ngoài ra ông còn
viết một loạt truyện ngắn và kịch về đời sống ở biển; trong đó hai tác phẩm
nổi nhất là “Tiếng hát của Hắc-hải” (1944) và “Về những người sống ở
biển”.
Ông mới mất tháng giêng năm 1959.
NGƯỜI THỨ 41 được coi là một trong những tiểu thuyết mẫu mực của
nền văn học xô-viết sau Cách mạng tháng Mười. Tác phẩm gần như trở
thành cổ điển tuy nó mới ra đời cách đây trên 30 năm. Bằng một bút pháp
thật tinh tế, lối bố cục nhịp nhàng chặt chẽ, cách xây dựng điển hình thật
đặc biệt, tác giả đưa ra cái ranh giới giữa tình yêu và lý tưởng, giữa hai
thứ nhân sinh quan khác nhau như nước với lửa. Ma-ri-út-ka, nhân vật
chính trong chuyện, một nữ chiến sĩ Hồng quân trẻ tuổi và xinh đẹp, xuất
thân là một cô gái nghèo nhưng lại thích làm thơ và thích mơ mộng, Ma-ri-
út-ka yêu rất say và thù cũng rất sâu. Giết kẻ địch mà vẫn yêu, và kẻ địch,
ngoài cái óc nhơ bẩn của nó, còn có một cặp mắt đẹp, cử chỉ dáng điệu nho
nhã và tài kể chuyện của nó làm cho Ma-ri-út-ka phải say mê. Cách dựng
nhân vật phản phái một cách táo bạo và cũng rất thành công của La-vrê-
nép làm cho câu chuyện sâu thêm, đậm hơn và cũng thực hơn.