rịn luyến lưu ở Ô Giang rất có khả năng là do Hạng Vũ là một “lão ngoan
đồng”, còn Ngu Cơ là một điển hình cho hình mẫu “mẹ-tình nhân”!
Cho dù tôi có biện luận thế nào thì chó vẫn cứ là chó, người vẫn cứ là
người, chó vẫn cứ bị con người nô dịch như thường, chó vẫn cứ biến thành
những phù hiệu để chỉ loại người bại hoại về phẩm chất. Văn chương chính
hiệu ngàn năm nay không thể làm thay đổi những thiên kiến, huống hồ là loại
văn chương cứt chó như tôi đang viết ra đây!
Ta ôm ấp ngươi, ta nuôi ngươi lớn, ngươi lại đớp ta ba miếng, ta tìm
người đánh chết ngươi, cả nhà ta bỏ công vì ngươi nhiều quá! Ta dùng hai bài
văn này để giải tỏa những gì còn chất chứa trong đôi mắt ngươi, ngươi yên
nghỉ nhé!
3. Vu vơ với chó
N
ăm nay là năm con gà, nhưng tôi lại quá thiên về chó, lại cả gan viết
mấy bài về chó nữa khiến tôi có cảm giác là mình đang sống trong năm chó.
May mà thời gian trôi qua nhanh như bóng câu qua cửa sổ, chỉ trong chớp
mắt mà “năm chó” đã lùi vào quá khứ và từ nơi xa xăm nó đang hướng về tôi
sủa vang lên. Đầu năm con gà, tôi bị chính chó của mình cắn cho nhừ tử,
tiêm chích thuốc phòng dại hơn một trăm ngày, ngoài việc lưu lại trên người
mấy vết thương đỏ hỏn mỗi khi trái gió trở trời phát ngứa râm ran ra, tôi
không còn chút cảm giác nào khác. Nghe đâu độc tố chó dại có khả năng
tiềm ẩn, nhưng trăm ngày đi qua mà chẳng thấy mình có dấu hiệu gì khác
thường tôi mới tin rằng khả năng phát bệnh của mình là rất nhỏ. Nếu mắc
phải độc tố chó dại mà chết thì cũng chẳng bõ mình đã nhận một cái chết độc
đáo, để có thể trở thành đề tài đàm luận của anh em bạn bè.
Sau khi xử lý con chó hung dữ đã cắn mình, tôi cầu khẩn bố mình tìm
cho con gái tôi một con chó nhỏ. Trước yêu cầu của đứa cháu nội nhỏ nhất, bố