2. Lạc thư - Hậu Thiên Bát Quái
Lạc thư là một sơ đồ các lí số chẵn lẻ - Âm Dương lấy căn bản từ Hà đồ
nhưng theo một lí luận tinh tế, rốt ráo hơn và triệt để hơn, ví như cực âm thì
đối với cực dương 2 - 9, cực dương đối với cực âm 1 - 8, cứ như thế cho đến
các cặp số nhỏ hơn. Tất cả các cặp số được thể hiện trên hai trục dọc ngang
theo phương thức Nam tả Nữ hữu. (Dương trái, Âm phải). Từ sơ đồ này
người ta cho nhị nghi hoàn toàn tách ra làm thành ma phương với độ số tổng
của mọi phương là 15. Điều này phản ảnh thế giới của hiện tượng, âm là âm
và dương là dương.
Người ta cho rằng Lạc thư này do Văn Vương làm ra, như vậy là nó ra
đời sau Hà đồ đến gần 2000 năm! Vậy thời gian từ Phục Hy (2800 TCN)
đến Văn Vương (1046) người ta vận hành Dịch bằng đồ hay thư nào? Tất
nhiên sẽ có ai đó cho rằng bằng Tiên Thiên Bát Quái chứ bằng gì nữa! Đây
là một dấu hỏi, vì Tiên Thiên Bát Quái chỉ là một đồ chỉ cái Tướng của các
thành phần đối đãi căn bản của vũ trụ, tính chất của nó hoàn toàn tĩnh, chiều
chuyển động của nó là ngược kim đồng hồ, có nghĩa là quay về với quá khứ,
như thế thì làm sao có chuyện biến dịch từ hiện tại vào trong quá khứ được,
do đó Tiên Thiên Bát Quái không có chức năng vận hành. Tuy nhiên chính
sự có mặt của Tiên Thiên Bát Quái với những tính chất của nó đã nói lên
rằng phải có một đồ khác đối lập với nó, có nghĩa là phải có một đồ có tính
chất động để vận hành Dịch lí. Lại nữa ở Tiên Thiên Bát Quái đã có Tam tài,
Ngũ hành thì đâu có lẽ người ta chưa nghĩ ra Thiên can, Địa chi, những gì
ghi lại trên trống Đồng cho thấy các yếu tố ấy đã xuất hiện rồi, vậy Thiên