Như đã chứng minh trên, theo Dịch lí, Cóc là biểu tượng cho Thái cực, từ
Cóc sinh Nòng Nọc hay Âm Dương, đây là nguyên tắc của chữ Vuông.
Chính vì vậy ngay Cóc cũng có một con chữ để biểu thị cho nó, vì Thái cực
là cha mẹ của muôn loài âm dương thì chữ Cóc cũng là thống lĩnh của tất cả
chữ Nòng Nọc.
Vậy chữ Cóc ấy như thế nào?
Chữ Cóc ấy chính là chữ Giác
覺 nghĩa là hiểu biết trong chữ Hán ngày
nay. Xưa kia người Việt chúng ta đã có chữ Cóc hay Cốc có nghĩa là hiểu
hay biết. May mắn là chúng ta còn lại hai tác phẩm Nôm từ thời Trần, đó là
“Cư trần lạc đạo phú” của Trần Nhân Tông và “Vịnh vân yên tử phú” của
Huyền Quang. Trong hai tác phẩm này rất nhiều lần dùng từ Cóc với nghĩa
như trên như:
Nếu mà cốc, tội ắt đã không.
Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc; Sơn lâm chẳng cốc, họa kia
thực cả đồ công.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt, Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.
Phép Bụt trọng thay, Rèn mới cốc hay.
Cốc được tính ta nên Bụt thực, ngại gì mưa gió cảnh đường xa.
Ngay cả ngày nay, thỉnh thoảng ta vẫn nói “Mày biết cóc gì?”. Hay “Tao
cóc cần”.
Cốc hay Cóc vốn là âm cổ của chữ Giác
覺 có nghĩa là hiểu biết. Tuy nhiên
khi người ta bẻ chân chữ Bòi
貝 thành chữ Kiến 見 rồi đổi âm Cóc
thành Giác
đã làm hạn chế nội hàm ngữ nghĩa của từ này. Vì từ Cóc,
ngoài í nghĩa là hiểu biết, nó còn phản ảnh càn khôn, vũ trụ như chính tên
gọi và hình ảnh của nó trong Dịch lí. Cóc là phạm trù đầu tiên của Dịch lí thì
chữ Cóc biểu í cũng phải phản ảnh được tinh thần này, có nghĩa là phải chứa
đựng càn khôn trong nó hay nói khác hơn là phải hội đủ hai yếu tố Nòng và
Nọc hay Âm và Dương. Tuy nhiên khi ta chiết tự chữ Giác ta không tìm