66
CÔNG BẰNG
K
hông có gì là Tuyệt Đối ở đời, phải đi đến tuyệt đối là con đường phải
đi, dù biết rằng cái đích cuối cùng đó là vô cùng khó. Nhưng nhích từng tí
một đến đó phải là công việc hằng ngày. Sự Công bằng chẳng hạn. Phấn
đấu cho một xã hội công bằng là lý tưởng, nhưng trong một gia đình, đó là
việc không có gì cao xa. Đó là việc ai cũng có thể làm được, làm hằng
ngày, hàng giờ. Bố mẹ chỉ có một vài đứa con còn bé, làm gì có hai hay ba
đứa bé hoàn toàn giống hệt nhau. Có khi hai chị em gái hoặc hai anh em
trai cùng cha mẹ sinh ra nhưng hình thức, tính tình, sở thích lại ngược
nhau... nếu chỉ theo lý luận khô cứng là phải dạy con nuôi con thế này thế
nọ... ắt sẽ xảy ra khối điều phiền phức, bất công. Mà trẻ nhỏ không ưa lý
luận dài dòng, rất ghét bất công cũng như không ưa gì đòn roi hình phạt.
Tại sao đứa anh bị điểm kém ở trường thì mẹ cho qua, nhưng đứa em gái
bị điểm kém thì mẹ mắng mỏ, bắt phạt? Tại sao đứa chị gái phải làm mọi
việc còn đứa em trai thì được nâng niu chăm bẵm? Sao bố mẹ không tìm
hiểu nguyên do, từ sở thích đến lứa tuổi, sức khoẻ, tố chất, giới tính của
từng đứa con mình mà đối xử cho phù hợp? Không phải là chuyện nhỏ nhặt
đáng bỏ qua khi chia quà mà đứa này được phần hơn đứa kia bị phần kém.
Chúng sẽ so sánh ngầm đấy, đừng coi thường. Trí khôn con người được
tích luỹ từng ngày một. Nên sự không công bằng (tạm gọi là bất công) diễn
ra thường xuyên, dần dần sẽ tạo ra trong tâm hồn trẻ nhỏ sự ghen ghét, đố
kỵ, uất ức, nhất là những điều nguy hiểm đó không được tỏ bày trước người
lớn đầy uy lực, đến một lúc nào đó, tức nước vỡ bờ, sẽ vô cùng nguy hiểm.
Nhỏ thì tức tối, lớn thì bất hoà, thậm chí phản ứng bằng hành động như cãi
nhau, đánh nhau, bỏ đi, thù hận. Những trường hợp "bùng nổ" thường xảy