NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 158

76

CHUYỆN CỦA MUÔN NHÀ

T

rong chương trình "Đối thoại" tối hôm 4-3-2001 trên Đài truyền hình

Việt Nam, có nói về "Ngày gia đình" mà chúng ta đang tiến hành để có một
ngày chính thức cho cả nước.

Đó là một chủ trương hay, tốt, cần thiết, đáp ứng được mong mỏi của

từng người, từng gia đình và toàn cộng đồng. Nội dung cuộc đối thoại thấy
nhấn mạnh đến việc "giáo dục trẻ em". Hoan nghênh lắm, nhưng ngẫm kỹ
thì chưa đủ. Nếu chỉ thế thì nên gọi là ngày "Giáo dục trẻ em" mà thôi. Còn
theo tên gọi, thì gia đình phải được đề cập đến nhiều khía cạnh khác nữa,
mà giáo dục trẻ em chỉ là một chủ đề trong đó.

Ai cũng biết Gia đình quan trọng như thế nào đến mỗi cá nhân và toàn xã

hội của mỗi quốc gia. Không cần bàn thêm.

Một gia đình bền vững là do truyền thống từ ngàn xưa. Người nam và

người nữ chung sống, sinh con đẻ cái. Rồi con cái sinh ra con cái của
chúng, cứ thế tiếp tục.

Một gia đình hạt nhân là hai người, rồi có thêm con cái, có thêm cháu,

thêm chắt... Lúc đầu chỉ là đôi vợ chồng, rồi có con, có cháu, thành ra có
cha mẹ, có ông bà, có cụ kỵ, có anh chị em, có dâu có rể...

Mái nhà dài Tây Nguyên không điển hình cho toàn dân tộc Việt Nam.

Đó là nói về cái cụ thể, cái vỏ vật chất của gia đình. Còn lắng sâu trong
lòng nó, là yếu tố tinh thần đã tồn tại, đã duy trì, đã phát triển... thì gia đình
còn là mái trường đầu tiên của con người, giáo dục nhiều vẻ như nền nếp,
gia phong, chuyện làm ăn, chuyện học hành, nếp sinh hoạt, hiếu với ông bà
cha mẹ, dễ với anh chị em, hoà thuận ấm êm trong việc trên kính dưới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.