NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 169

80

ĐỂ PHẦN BẠN

N

hững bữa tiệc sang trọng, bao giờ trên bàn cũng có khăn ăn gấp theo

hình hoa lá hay chiếc mũ miện. Vào tiệc, cô Tư được gia đình dặn trước
không bao giờ được giắt khăn ăn lên ngực áo như chiếc yếm dải của trẻ em.
Phải để chiếc ăn ấy lên đùi, phía dưới mặt bàn, khi cần lau miệng phải làm
cho kín đáo và đặt khăn ăn lên đùi như cũ.

Cô Tư chợt nhớ thuở nhỏ, mỗi lần có hạt cơm dính lên mép, thế nào các

anh các chị cũng cười và nhắc khéo: Tư nó để phần bạn kia kìa. Cô Tư biết
ý, lau ngay và cả nhà được trận cười vui vẻ. Chuyện ấy còn được tiếu lâm
hoá rằng: Có mấy bà đãi nhau bữa bún thang, anh hầu đứng phía sau. Một
bà khách sang trọng, có sợi bún dính trên mép, anh ta nói ngay: Thưa bà, bà
có con giun trên mép ạ. Đương nhiên cả khách lẫn chủ nhà đều ngượng
ngùng. Khách ngượng vì sơ ý. Chủ ngượng vì có anh hầu bàn ngu đần bỗ
bã quá.

Ngày nay, trên mâm cỗ hay bàn tiệc, luôn có sẵn nhiều loại giấy ăn, kể cả

các hàng phở sáng, bún ốc, cơm bụi... không cần phải dùng mu bàn tay mà
quệt.

Chỉ tiếc, các loại giấy ăn đó làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau, có

thứ vừa lau đã tơi ra, rụng lả tả. Và trên mặt đất, chỗ gầm bàn, cạnh chỗ
ngồi, giấy dùng xong được thả tơi bời như lá rụng trong bão, không còn
chỗ đặt chân, mà giẫm lên thì cũng ghê ghê.

Cô Tư vẫn nhớ đinh ninh lời người trước: Ăn nhồm nhoàm là xấu, nhai

tóp tép là không đẹp, và để thức ăn dính lên môi lên mặt cũng là không nên
có, dù là bữa cơm thường, hay nhà có khách, có cỗ, có tiệc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.