NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 171

81

ĂN ĐI

Ă

n Đi không có dấu than (!) không phải là câu mệnh lệnh, giục ai đó

hãy ăn, mà là nói gọn của việc vừa đi vừa ăn, nghĩa là cùng một lúc làm hai
hành động: Di chuyển và nhai nuốt.

Trẻ em dậy muộn, vội vàng đến trường, phải vừa đi vừa ăn chiếc bánh

mì, củ khoai, miếng sắn... Người thợ sợ muộn giờ làm bị ghi tên ngoài
cổng, phải nhai ngấu nghiến một thứ gì đó lót lòng, vừa đi vừa nhai chệu
chạo.

Thông thường vừa đi vừa ăn như thế chỉ là món quà rẻ tiền, món ăn lót

dạ, cầm hơi, chứ ít ai cầm cả nửa con gà quay hoặc món chả cá, bát bún
thang ăn từ góc đường này sang ngõ nhỏ khác. Cũng ít khi ta bắt gặp một
người con gái chỉnh tề áo dài tha thướt hay ông com lê cà vạt, giày bóng
lộn vừa đi vừa ăn như thế.

Ngoại trừ chiều hôm, đôi người thanh thản dạo bước bên hồ, trao cho

nhau gói lạc rang mà nhâm nhi lẫn vào lời tâm sự. Nhưng họ cũng từ tốn
khoan thai, kín đáo chứ không tóp tép, nhồm nhoàm, phùng mang trợn mắt
mà ừng ực. Người xưa theo nếp sống êm ả, cho vừa đi vừa ăn là xấu, khó
coi, bởi ăn có chỗ, nói có nơi là cần thiết.

Có cô gái cầm túm nhãn, tấm mía vừa đi vừa nhằn hạt, vừa đi vừa hít hà

rồi rắc vỏ nhãn, bã mía dọc đường cứ như Mỵ Châu hiện đại rắc lông
ngỗng. Khó chấp nhận lắm thay.

Nhưng có người lý luận rằng thời đại công nghiệp, cần thuận tiện, nhanh

chóng nên nhiều nước châu Âu có tác phong vừa đi vừa ăn cho đỡ mất thì
giờ. Chiếc bánh mì, miếng xúc xích quả chuối, chùm nho... thì sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.