NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 173

82

VĂN HÓA LƯỠI

Đ

ời xưa tội nặng bị cắt lưỡi là chết luôn. Máu chảy không cầm được.

Không ăn được. Không nói được.

Hiện đại đã có người máy và bao nhiêu thứ máy móc khác, nhưng hình

như chưa có gì thay được cái lưỡi con người. Nếu có một lĩnh vực văn hoá
ẩm thực thì chính là do cái lưỡi. Nếu có một lĩnh vực rộng lớn hơn là giao
tiếp, nói năng, có âm thanh trầm bổng, có ca hát, thì thầm... cũng là do có
cái lưỡi. Như thế có thể gọi một cách vui vui rằng có một nền Văn hoá
Lưỡi.

Nhà nghiên cứu kết luận: Cái mũi con chó có thể đánh hơi được khoảng

năm vạn mùi khác nhau. Con người có thể phân biệt bao nhiêu mùi, bao
nhiêu vị? Chưa có kết luận nhưng chẳng có gì tinh tế bằng cái lưỡi.

Văn hoá ẩm thực làm con người sung sướng được hưởng thụ mọi thứ

ngon lành, chính là vì biết phân biệt được vị này với vị khác, mà cái máy
"Kiểm tra chất lượng" là cái lưỡi.

Trong lời nói, cái lưỡi làm ra ngay thẳng hay cong queo, thực thà và dối

trá, thanh lịch và thô lỗ, tao nhã và tục tĩu, cứu người và giết người, đúng
và sai, kịp thời hay lỡ làng, an và nguy... vì thế mới có câu thành ngữ: "Sảy
chân còn đỡ được chứ sảy miệng thì..." Cái lưỡi cả đấy.

Cùng một vị đắng mà cái lưỡi có thể phân biệt ra bao nhiêu mức độ và

sắc thái khác nhau. Đắng trong rau cải, đắng của quả mướp đắng, đắng
trong quả dưa chuột (dưa leo) khi cái dây tức thân cây bị tách đôi hoặc quả
nhiễm thuốc trừ sâu, đắng của nước hàng (tức kẹo đắng) tra quá tay, đắng
trong quả mơ non, cà phê, bưởi non, đắng trong củ sắn trồng gần cây
xoan... Hoặc vị cay không giống nhau giữa hạt tiêu và ớt, giữa quả ớt sừng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.