NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 200

94

CƠM KHÁCH

N

hà có khách, là chuyện bình thường. Pha ấm trà để tiếp khách, cũng là

chuyện bình thường. Nhưng mời khách ở lại, ăn một bữa cơm thì quan
trọng hơn nhiều. Tuỳ theo độ thân sơ, khách ở xa hay gần, tuổi cao hay còn
trẻ và tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế gia đình mà bữa cơm đó được chuẩn bị
thật thịnh soạn hoặc chỉ là tươm tất. Nhưng thế nào thì thế, bữa cơm thết
khách bao giờ cũng hơn hẳn bữa cơm ngày thường.

Những bữa cơm khách bao giờ cũng làm đảo lộn một phần sinh hoạt gia

đình, trước hết là nó phải được diễn ra trong không khí vui tươi, đầm ấm.
Không một thành phần nào trong gia đình được "mặt lưng mày vực", không
ai cau có gắt gỏng, không có chuyện thầm thì bí mật, cũng không được trễ
quá giờ. Bát đũa phải sạch sẽ tinh tươm, không thể dọn lên cái bát mẻ, cái
đĩa cóc gặm, đôi đũa so le, cái mâm hoen gỉ.

Thuở cô Tư còn nhỏ, nhà nghèo, mặc áo vá đã quen, nhưng khi có

khách, bao giờ mẹ cũng bắt con cái (có cô Tư) phải mặc quần áo lành lặn,
phẳng phiu mới được ngồi vào mâm.

Không được ngồi co chân lên ghế để lộ cả bắp chân, nhất là các chị gái

đã lớn, chị nào mặc váy thì phải co hai chân gập về một phía đằng sau.

Ăn uống khoan thai từ tốn, không được nhồm nhoàm, sụp soạt. Nếu

ngược về xa xưa, ông nội của cô Tư khi có khách, chỉ có ông và khách ngồi
trên nhà trên, còn cả nhà phải xuống nhà ngang, ăn mâm riêng. Đến đời mẹ
của cô, đã thay đổi, khách đã "dân chủ" hơn, yêu cầu cả nhà cùng vào mâm
cho vui, khách mới chịu dùng bữa, tuy vậy, cả nhà cũng vẫn phải giữ gìn ý
tứ, xoay cái mâm có những món ngon nhất về phía khách. Mẹ và các con
thường ăn qua quýt, xin rút lui trước để chủ nhà và khách được thoải mái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.