95
CHIẾC KHĂN LAU BÁT
C
ô Tư còn nhớ thuở nhỏ, cô là người có nhiệm vụ dọn cơm. Có lần vội
quá, để chồng bát còn ướt, thế là cô Tư bị mẹ mắng một trận nên thân. Bát
đũa đều trực tiếp đến môi người, miệng người, nó phải luôn luôn được giữ
gìn sạch sẽ, khô ráo thơm tho. Gia đình Việt Nam thông thường, ít người có
chạn kín để bát đũa không bị bụi bặm hoặc con gián, con muỗi bò vào lúc
đêm hôm, nên khi dọn cơm, bất luận thế nào bát đũa cũng phải lau lại thật
cẩn thận.
Mẹ thường dặn cô Tư: Chiếc khăn lau bát còn quan trọng hơn chiếc khăn
rửa mặt. Vì khăn mặt chỉ lau trên da, còn khăn lau bát là có phần đi vào
trong cơ thể con người. Sau khi lau bát, chất bẩn dính vào khăn, biết đâu
chẳng dây sang chiếc bát khác. Cho nên nói chiếc khăn lau bát phải sạch
bằng và sạch hơn khăn rửa mặt là có lý, là rất đúng, rất cần.
Phải lớn lên, lập gia đình riêng, dần dần cô Tư mới hiểu lời mẹ dạy ngày
trước. Không gì ghê ghê bằng cầm đôi đũa có mùi hôi, chiếc bát còn ướt,
còn nhờn hoặc có một mùi gì là lạ.
Mẹ còn dặn cô Tư, trước khi dọn cơm phải rửa tay kỹ, vì mười ngón tay
đều chạm vào từng đôi đũa, cái bát, còn cầm vào chiếc khăn lau bát. Tuy có
sạch thì mọi thứ mới sạch theo.
Ngày nay, đi ăn quà ngoài phố, nhiều hàng có những chiếc khăn lau bát,
mới nhìn đã rùng mình. Cả buổi sáng, lau hàng trăm cái bát phở, bát bún,
mà không có chiếc khăn thứ hai, thử hỏi cái khăn lau bát ấy có còn sạch
hay đã bẩn đến mức nào? Có người bảo: Giào ơi, vẽ chuyện, khuất mắt
không coi. Có nên nghe theo lời khuyên ấy không? Cô Tư cho là không.
Lớp người ngày xưa cẩn thận, tạo ra nếp sinh hoạt đầy văn hoá nay đã ít đi,