NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 204

96

MIẾNG CUỐI CÙNG

N

gười Việt Nam ta có thói quen phổ biến: Không gắp đến miếng cuối

cùng trên đĩa, cho hành vi ấy là lịch sự, tao nhã, văn minh, không tham ăn.
Chuyện tiếu lâm kể rằng anh ăn tham vào bữa, gắp luôn ba con tôm, nên
con cuối cùng (cỗ bốn người) không ai gắp, người ghét thói tham ăn của
anh chàng kia bèn nói: Anh ăn nốt cho nó khỏi lạc đàn.

Đĩa giò lụa, chả quế, con chim quay, bát bóng thả... sau bữa cỗ thế nào

cũng còn lại một miếng, một chút. Thứ này, không thể dọn cho mâm sau,
nhà có đám ít ai thèm, nên nhiều khi bỏ phí.

Châu Âu ngược lại, thông thường, trên bàn có món gì, người ta thường

ăn hết, xúc cái thìa đến miếng cuối cùng. Vậy ai đúng đây? Cô Tư thường
khó xử? Nghe lời người xưa ư? Nghe lời bè bạn đi dự tiệc ngày nay ư?
Mình có thành kẻ ăn tham không? Mình có nên để lãng phí không, khi món
trên bàn đã phải trả tiền rồi?

Có lẽ vì thói quen từ xưa nên nhà ai cũng có thùng nước rác, tức thùng

nước gạo, cái gì thừa cho tuốt vào đó, có người đến xin, cuối tháng tặng
mấy cái chổi coi như thanh toán. Những của thừa thãi ấy biến thành thịt lợn
mà ta không biết, nên mới có chuyện vui cười: Một anh bảo bạn rằng tớ có
phép biến rau thừa canh cặn thành thịt lợn, anh bạn ngạc nhiên hỏi lại:
Cách gì vậy, mách tớ với, Anh kia bèn đáp: Cho vào thùng nước gạo để
chăn nuôi.

Lãng phí là có tội. Nhưng ăn tham cũng là thói xấu không ai ưa.
Thuở bé, cô Tư thường được mẹ bảo: Ăn cố hơn làm cố, Tư ơi, cố ăn đi.

Nên có hôm no đến tức thở. Lớn lên, mới hiểu rằng chẳng nên ăn cố nếu đã
quá no. Nhưng đi dự tiệc hay ăn cỗ, cứ phân vân về nếp sống xưa và nay, Á

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.