97
CÁI ÁO ĂN CỖ
X
ưa có chuyện một ông quan già về hưu được mời đi ăn cỗ. Ông mặc
cái áo cũ, người nhà đám không cho vào. Ông về thay áo thì được trịnh
trọng mời ngồi lên mâm trên, ăn cỗ nhất. Suốt bữa, ông gắp thức ăn đặt vào
vạt áo. Thấy lạ, hỏi thì ông bảo người ta mời cái áo đẹp chứ có mời người
đâu.
Nay không thiếu cảnh người ta đánh giá nhau qua bộ quần áo hoặc chiếc
ôtô, chiếc xe máy hay chiếc xe đạp mà đối xử với khách, hoặc trịnh trọng
hoặc khinh khỉnh.
Đương nhiên đến nơi lạ, nơi công cộng, cơ quan xí nghiệp thì không thể
ăn mặc lôi thôi lếch thếch, nhem nhuốc.
Tục ngữ có câu: "Quen sợ dạ, lạ sợ áo". Đành rằng: "Chiếc áo không làm
nên thày tu" nhưng ăn mặc lịch sự vẫn làm khối người choáng mắt, khúm
núm, hoặc chí ít là niềm nở, cho dù đó là người đại trí thức hay một người
chuyên đi lừa đảo.
Xã hội có giàu có nghèo là đương nhiên. Nhưng ra đường thì bất luận
giàu nghèo cũng phải chỉnh tề, nghiêm cẩn, mặt khác, cơ quan hay chủ nhà
cũng không nên chỉ đánh giá khách qua bộ quần áo hay cái xe chở người
khách ấy.
Trong giao tiếp, mới đầu có thể không hiểu ngay được người mình tiếp
xúc, nhưng thái độ trân trọng, lịch sự, chu đáo từ hướng dẫn, mời ngồi, đến
hỏi han nguyên cớ, làm cho khách đỡ bỡ ngỡ, không mặc cảm... là vô cùng
cần thiết, có thể nói là yếu tố đầu tiên để khách đánh giá trình độ văn hoá,
văn minh của nơi khách đến.