NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 53

25

TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG

T

iếng nói Hà Nội xưa nay thường được lấy làm chuẩn cho ngôn ngữ cả

nước, dù rằng người Hà Nội không phân biệt R và D và Gi (đi ra, da trâu da
bò, gia đình - đều không uốn lưỡi). May thay, lại phân biệt rất rõ L và N
(đường lát gạch, đường nát gạch là rất khác nhau). Nhiều tỉnh không phân
biệt L và N, không coi đó là nhầm, là ngọng mà lại cho đó là tiếng địa
phương. (Nàng xóm và Làng gái).

Ở đâu cũng có tiếng địa phương. Bắc Giang gọi đứng lên là Trỗi, gọi cái

thừng là Trạc. Miền Trung có Mô, Tê, Răng, Rứa là Đâu, Đây, Làm sao,
Như thế. Huế có Chừ là bây giờ. Nam Bộ gọi áo quan là Hòm, gọi hoa là
Bông (nhưng áo hoa và áo bông thì quả là lẫn lộn đáng tiếc). Người ốm là
gầy, người bệnh là ốm...

Trong khẩu ngữ, pha tiếng địa phương, không hại gì lắm, người nghe rồi

cũng hiểu ra, nhất là lâu nay thông thương phát triển, vùng nào cũng có
người nơi khác đến định cư, sinh sống. Duy nhất khi viết, chúng ta cần
phân biệt, đâu là tiếng là chữ đã phổ thông phổ biến để tránh những tiếng
địa phương quá cá biệt, làm người đọc phải suy đoán, làm đứt mất mạch
suy nghĩ hoặc hưởng thụ. Ví dụ miền Nam gọi tất cả những thứ che đầu là
Nón mà không phân biệt Nón chóp, nón quai thao, nón dạ, nón lá, nón lưỡi
trai... Miền Bắc gọi là Mũ khác hẳn Nón.

Hàn Mặc Tử sống chết ở Qui Nhơn, miền Trung, chưa hề ra Hà Nội lần

nào, nhưng thơ ông trong sáng, không có tiếng địa phương nào. Trong cuốn
"Cá Bống Mú" Đoàn Giỏi, nhà văn quá cố dùng quá nhiều tiếng địa
phương, may sao đến "Đất rừng phương Nam", nó đã được hạn chế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.