NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 51

24

RÚT GỌN

N

ói và viết tắt trong ngôn ngữ và khẩu ngữ, nói ngắn, nói gọn cho dễ

hiểu thường được mọi người hưởng ứng. Càng nói dài thì càng dễ thành nói
dại. Tuy nhiên, nói tắt, nói thu gọn không phải lúc nào cũng có giá trị,
ngược lại, có khi làm người nghe khó hiểu, làm tối nghĩa, sai nghĩa và có
lúc người nghe cảm thấy như người nói từ ấy, câu ấy chẳng hiểu mà chỉ nói
theo thói quen, thấy người khác nói thì mình cũng nói theo, như "Di biến
động", "Phối kết hợp" chẳng hạn.

Lâu nay có một số từ nói rút gọn, không tiết kiệm được lời nói, thời gian

là bao nhiêu mà chỉ làm cho tối nghĩa, có nên sửa lại không? Ví dụ: Y bác
sĩ, thầy cô giáo, Thanh thiếu niên, Bộ ngành (không có dấu phẩy ở giữa),
Phỏng vấn phóng viên, (bị hiểu là phỏng vấn lại phóng viên, đi phỏng vấn).
Đảng uỷ ban (thực ra là Đảng uỷ và Uỷ ban) Thanh kiểm tra, Điều nghiên
(Điều tra và nghiên cứu)...

Một thời Hợp tác xã bị rút gọn là Hợp tác, rồi rút hơn nữa là Hợp, ví dụ

nói: "Hợp chúng tôi đang phân công..." May thay, kiểu nói này đã chấm dứt
vì hợp tác xã đã chuyển mình, tiến lên hình thức khác.

Sinh thời, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn đề cao phong trào "Giữ

gìn sự trong sáng tiếng Việt". Các kiểu nói gọn nêu trên chỉ làm cho tiếng
Việt, chữ Việt tối nghĩa đi mà thôi. Trên báo chí, trong các hội nghị to nhỏ
từ cơ sở đến cao cấp nhất, người ta cũng thấy kiểu nói ấy phổ biến. Nhưng
phổ biến chưa hẳn đã là quí là đúng. Sửa nó đi, nói cho đúng, cho trong
sáng, có phải là "rách việc" không? Có thể có người phản đối, nhưng thiết
nghĩ tiếng Việt là vốn quí ngàn đời, không nên làm méo mó nó, tối tăm nó.
Xin được nêu ra để cùng trao đổi với các bậc thức giả gần xa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.