27
MỘT CHỮ
Ở
thị xã Bắc Ninh có khu chợ gọi là Chợ Nhớn, có chữ đắp nổi rõ ràng,
mà không phải là Chợ Lớn, trong khi miền Nam, chợ Bình Tây có Chợ Lớn
mà không là chợ Nhớn. Lớn và Nhớn ấy có lẽ vẫn cùng một nghĩa, nhưng
biến âm, nói khác, đọc khác đi mà thôi, vẫn là một cái gì đó to lớn hơn cái
bình thường. Ngày nay ta quen dùng chữ Lớn mà ít dùng chữ Nhớn. Chẳng
hạn nói "Đó là nhà thơ lớn" là trang trọng, suy tôn, đáng nể, công nhận tài
năng. Nhưng nói "Đó là nhà thơ nhớn" thì ngược lại ngay, châm biếm, mỉa
mai, cười cợt, chế giễu. "Sửa chữa sai lầm" ta vẫn quen nghe mà ít thấy ai
nói "Sửa chữa sai nhầm". Nhưng vẫn có thể nói Nhầm lẫn và Lầm lẫn,
nghĩa giống nhau. Nhỡ nhàng và Lỡ làng để chỉ người đàn bà phải qua hai
lần đò vẫn chưa toại nguyện, nghĩa vẫn tương tự. Nhưng Lẹ Làng và Nhẹ
Nhàng lại hoàn toàn khác nghĩa. Một là giục giã mau lên, chữ kia là nhắc
phải nhẹ tay, nâng niu. Đi buôn phải có lãi, nhưng thằng nhãi ranh thì
không thể thay thế hai chữ lãi và nhãi ấy cho nhau. Lấp lánh và nhấp nhánh
đôi khi cũng tạm thay cho nhau ở một vài địa phương nào đó.
Vốn ngôn ngữ của ông bà tổ tiên để lại phải trải qua hàng vạn năm bồi
đắp, sửa chữa, chọn lọc, nâng cao mới phát triển được như ngày nay. Có
chữ dùng thế này hay thể kia đều được như thướt tha, và tha thướt, thiết tha
và tha thiết, mênh mông và mông mênh, im lặng và lặng im... nhưng lại
không thể hoán vị tao nhau thành tao nhã, hào hoa thành hoa hào, chơi bời,
thành bời chơi...
Người ta bảo các nhà văn nhà thơ là những thầy phù thuỷ dùng âm binh,
biến hoá, tu từ, sử dụng chữ nghĩa tài tình. Thực ra, người dân thường, tác