NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 59

28

LÃNG PHÍ

N

gười Việt Nam có thói quen không bao giờ ăn hết đến miếng cuối

cùng trong đĩa, trong bát, trong mâm, và cho đó là lịch sự. Miếng giò,
miếng thịt gà, mấy gắp rau, chút canh ít nộm... thừa chút ít, và sau đó, phần
lớn được trút vào thùng nước gạo (vì nhà bếp cũng đã no đã chán, không
thèm ăn như câu nói: "Giàu nhà kho, no nhà bếp"). Như vậy có lãng phí
không? Bữa tiệc long trọng, bữa cơm bụi hay mâm cơm gia đình, ta luôn
thấy cảnh đó ở mọi nơi. Trong khi nhiều nước giàu hơn ta, đã dọn gì ra là
họ ăn kỳ hết, đến chút nước sốt trong đĩa họ cũng bẻ miếng bánh mì ra vét
sạch cho khỏi lãng phí. Đó là cái lãng phí nhỏ nhất. Cô gái thích làm đỏm
theo thời trang, có vài chục bộ váy áo, hơi rung rúc đã bỏ đi, không thèm
mặc, rồi nó cũ, nó bục, vứt đi không hề tiếc.

Lớn hơn, trên công trường xây dựng, khi xong đống sắt thép còn lại, tha

hồ han gỉ, chiếc ôtô, máy xúc hỏng lốp, hỏng xích, để trơ gió mưa, một vài
năm, của hàng tỉ cũng thành sắt vụn, chẳng ai dọn cũng chẳng ai thương
tiếc. Đường đi hôm nay mới rải nhựa, mai đã bị đào lên. Con kênh mới xây
bị vỡ kè, vỡ bờ, không ai hàn gắn lại, mỗi ngày hỏng thêm một chút đến lúc
phải làm lại hoàn toàn. Lãng phí hay tiết kiệm.

Có trăm nghìn kiểu lãng phí khác nhau, to nhỏ khác nhau, ở mỗi cá nhân,

mỗi gia đình và toàn xã hội.

Sản xuất mà không tiết kiệm, mà lãng phí thì như người xưa nói: Cái giỏ

thủng trôn, Vào lỗ hà ra lỗ hổng... làm cũng như không mà thôi.

Phí giao thông, phí doanh nghiệp, phí qua cầu, phí học đường, phí chữa

bệnh... những chữ Phí ấy dùng đã thoả đáng chưa? Khi đã bị coi là Phí thì
người ta vung tay, không tiếc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.