NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 61

29

TIẾT KIỆM

C

ó một mẩu chuyện vui cười thật đáng nhớ: Một người nói với bạn

rằng có cách biến rau thừa cơm rơi thành thịt. Bạn ngạc nhiên hỏi thì người
này đáp: Đem nuôi gà.

Người nông dân nghèo xưa nay vốn tiết kiệm mà mẩu chuyện vui kia là

một cách. Ăn mít xong, còn vứt cái vỏ xơ vào chuồng cho lợn. Không phí
một chút gì. Có hũ gạo tiết kiệm, có đồng xu tiết kiệm. Chị gái quê còn
dùng cái quần cũ rách không mặc được nữa, làm hai chiếc xà cạp cho hôm
đi cấy, gánh phân. Tiết kiệm như thế thật đáng cho ta suy nghĩ.

Chiếc rổ rách được cạp lại. Manh chiếu rách đem che chuồng trâu, chiếc

liềm cũ ra chợ đánh lại chấu. Có nhà văn tiết kiệm bằng cách viết bản thảo
trên mọi mặt giấy còn thừa kể cả giấy thuốc lá, giấy bản tin hoặc lộn ngược
phong bì để dùng lần nữa vì giấy trắng quá, sạch quá, bỏ thì phí.

Nay có người cho thế là buồn cười, là hâm, là bủn xỉn. Ta đã giàu lắm rồi

chăng? Có thể quăng tiền qua cửa sổ rồi à, có thể nghe lời quảng cáo rằng
mỗi bữa đi ăn "chỉ tốn" hết một trăm chín mươi nghìn đồng rồi chăng? (Số
tiền bằng cả tháng lương hưu của cán bộ trung cấp).

Tiết kiệm và hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn rất khác nhau. Tiết kiệm là cách

biết tiêu tiền khi cần thiết, còn khi không thì một hạt thóc cũng nhất quyết
không. Còn hà tiện bủn xỉn, keo kiệt lại khác, lúc cần cũng bo bo, đáng chi
cũng tiếc của, chỉ muốn “ăn người".

Có câu nói hay: "Nếu anh mua sắm thứ không cần thì sẽ đến lúc anh phải

bán những thứ cần". Đáng suy ngẫm lắm.

Một người tiết kiệm, một gia đình tiết kiệm, cả xã hội tiết kiệm thì chắc

lúc sa cơ lỡ vận, lúc thất thế, lúc cùng quẫn, khi lâm nguy... có chỗ mà bấu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.