NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 71

34

CHIẾC VÉ NHỎ

L

úc con tàu khởi hành, chiếc bánh xe gầm toa rùng rùng chuyển động,

được nhìn thấy những gương mặt thân yêu đi tiễn, giơ bàn tay hay chiếc
khăn lên vẫy vẫy, người ra đi sẽ thấy ấm lòng, từ phút giây ấy đến hết
những ngày "xảy nhà ra thất nghiệp", dù nơi đến là khách sạn, lâu đài sang
trọng, đủ tiện nghi hơn ở nhà mình.

Chỉ có ngành đường sắt mới có chiếc vé đón và vé tiễn để đáp ứng tình

cảm của người đi kẻ ở như thế. Bến ôtô, tàu thuỷ, không cần. Ga hàng
không phiền phức hơn, vào đến phòng kính là cách biệt hoàn toàn dù muốn
hay không, không cưỡng lại được quy định của ngành đi mây về gió ấy.

Một vài nước phương Tây cấm hôn nhau ngoài đường, nhưng lại tháo

khoán trong sân ga, cho hôn nhau tha hồ, nên đã có khối người chẳng đi
đâu cũng mua chiếc vé vào sân ga hôn nhau, sau khi tàu chuyển bánh, cả
hai cùng ra về trong hỉ hả. Việt Nam không thế, ít ai hôn nhau lộ liễu,
thường chỉ nắm tay nhau, thầm thì đôi lời dặn dò chân cứng đá mềm, thuận
buồn xuôi gió, đi cho may mắn, đến chốn đến nơi...

Giá trị bằng tiền của chiếc vé đón và tiễn vô cùng nhỏ, nhưng ý nghĩa

của nó lại vô cùng lớn. Một vài trường hợp trong hàng triệu người ra đi đã
bất hạnh không bao giờ trở về vì tai nạn dọc đường hoặc rủi ro thân phận
nơi chân trời góc bể. Thương thay. Hẳn chiếc vé đón và tiễn, bàn tay giơ
lên vẫy vẫn còn là niềm an ủi cho kẻ ở nhà suốt bao nhiêu thời gian sau này
nữa, không thể nào đo đếm được, kể cả tiền bảo hiểm đền bù cũng không
so được.

Hình như chỉ có đôi ba nhà ga lớn loại trung tâm đô thị mới có yêu cầu

tình cảm lúc con tàu chuyển bánh như thế. Còn ga lẻ dọc đường, ga xép

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.